ĐỀ RÈN LUYỆN MỤC TIÊU 9,10 ĐIỂM | CHUẨN BỊ CHO KÌ THI QUỐC GIA |
ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2017 BỘ GD&ĐT LẦN 3
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: VẬT LÍ
Câu 1.
Một cần rung dao động với tần số 20 Hz tạo ra trên mặt nước những gợn lồi và gợn lõm là những đường tròn đồng tâm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Ở cùng một thời điểm, hai gợn lồi liên tiếp (tính từ cần rung) có đường kính chênh lệch nhau
A. 4 cm. B. 6 cm. C. 2 cm. D. 8 cm.
Hướng dẫn
-
Bước sóng chính bằng hai gơn lồi liên tiếp \(\lambda = \frac{v}{f} = 2\left( {cm} \right)\)
-
Do tính chất đối xứng hai gợn lồi liên tiếp (tính từ cần rung) có đường kính chênh lệch nhau 2λ = 4 cm
Câu 2. Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp nhiều hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp là 1200 vòng, tổng số vòng dây của hai cuộn là 2400 vòng. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
A. 240 V. B. 60 V. C. 360 V. D. 40 V.
Hướng dẫn
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{N_1} = {N_2} + 1200\\
{N_1} + {N_2} = 2400
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{N_1} = 18000\\
{N_2} = 600
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \,\frac{{120}}{{{U_2}}} = \frac{{18000}}{{600}}\,\, \to \,{U_2} = 40\left( V \right)
\end{array}\)
Câu 3. Trong bài thực hành đo bước sóng ánh sáng do một laze phát ra bằng thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, một học sinh xác định được các kết quả: khoảng cách giữa hai khe là 1,00 ± 0,01 (mm), khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn là 100 ± 1 (cm) và khoảng vân trên màn là 0,50 ± 0,01 (mm). Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng
A. 0,60 ± 0,02 (μm). B. 0,50 ± 0,02 (μm). C. 0,60 ± 0,01 (μm). D. 0,50 ± 0,01 (μm).
Hướng dẫn
\(\lambda = \frac{{ia}}{D} = 0,{5.10^{ - 7}}\left( {\mu m} \right)\)
\(\frac{{\Delta \lambda }}{\lambda } = \frac{{\Delta i}}{i} + \frac{{\Delta a}}{a} + \frac{{\Delta D}}{D} \Rightarrow \Delta \lambda = \lambda \left( {\frac{{\Delta i}}{i} + \frac{{\Delta a}}{a} + \frac{{\Delta D}}{D}} \right) = 0,02\left( {\mu m} \right)\)
Câu 4. Một vật dao động với phương trình x = 6cos(4πt + π/4) (cm) (t tính bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ 3 cm theo chiều dương đến vị trí có li độ −3\(\sqrt 3 \) cm là
A. \(\frac{7}{{24}}\)s. B. \(\frac{1}{4}\)s. C. \(\frac{5}{{24}}\)s. D. \(\frac{1}{8}\)s.
Hướng dẫn
Dùng trục thời gian, ta được:
\(\begin{array}{l}
\Delta t = \frac{T}{2} + \frac{T}{{12}}\\
T = 0,2\left( s \right)\, \to \,\Delta t = \frac{7}{{24}}\left( s \right)
\end{array}\)
Câu 5. Cho c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng nghỉ m0, khi chuyển động với tốc độ 0,6c thì có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là m. Tỉ số m0/m là
A. 0,3. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,8.
Hướng dẫn
Theo thuyết tương đối ta có công thức:
\(m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} \Rightarrow \frac{m}{{{m_0}}} = \sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} = 0,8\)
Câu 6. Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ thuỷ tinh vào nước thì tốc độ ánh sáng tăng 1,35 lần. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng này là \(\frac{4}{3}\) . Khi ánh sáng này truyền từ thuỷ tinh ra không khí thì bước sóng của nó
A. giảm 1,35 lần. B. giảm 1,8 lần. C. tăng 1,35 lần. D. tăng 1,8 lần.
Hướng dẫn
\(n = \frac{c}{v} \Rightarrow \frac{{{n_{tt}}}}{{{n_{nuoc}}}} = \frac{{{v_{nuoc}}}}{{{v_{tt}}}} = 1,35 \Rightarrow {n_{tt}} = {n_{nuoc}}.1,35 = 1,8\)
\({\lambda _{kk}} = \frac{{{\lambda _{tt}}}}{{{n_{tt}}}} \Rightarrow \frac{{{\lambda _{tt}}}}{{{\lambda _{kk}}}} = 1,8\)
Câu 7.
Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,5 cm. B. 8,2 cm. C. 8,35 cm. D. 8,05 cm.
Hướng dẫn
Nhìn vào đồ thị ta thấy khoảng cách giữa 2 điểm M, N theo phương Ox là 12 - 4 = 8 cm và bước sóng là 24 cm
Độ lệch pha giữa hai điểm MN là \(\Delta \varphi = \frac{{2\pi .MN}}{\lambda } = \frac{{2\pi }}{3}\)
Khoảng cách lớn nhất giữa M, N theo phương Ou là:
\({d_{O{u_{\max }}}} = \sqrt {{a^2} + {a^2} - 2.a.a\cos \frac{{2\pi }}{3}} = \sqrt 3 \left( {cm} \right)\)
Khoảng cách lớn nhất giữa M, N là (theo Pitago):
\({d_{\max }} = \sqrt {{8^2} + {{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2}} = 8,185\left( {cm} \right)\)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần Hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi hay và khó trong Đề thi tham khảo THPT QG 2017 minh họa lần thứ 3 của Bộ GD&ĐT.
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Bộ 5 Đề thi thử THPT QG 2017 môn Vật Lý các THPT chuyên có đáp án
-
Bộ 5 đề thi thử THPT QG 2017 môn Vật Lý các Sở GD-ĐT có giải chi tiết
-
Đề thi thử THPT QG 2017 môn Vật Lý lần 3 THPT Chuyên Vĩnh Phúc có đáp án
Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.