CÁCH NHẬP CÁC HÀM VÀ PHÉP TOÁN TRONG
CÔNG CỤ GIẢI TOÁN WOLFRAM ALPHA
I. Một số ví dụ thường gặp:
Tính: \(\sqrt x \) ta nhập sqrt(x)
Giải phương trình: \({x^4} - 3{x^2} + 1 = 0\) ta nhập x^4-3x^2+1=0
Tính: \(\int\limits_1^e {\ln xdx} \) ta nhập int_1^e lnx dx
Tính: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}}\) ta nhập lim(x to 1) (x^2-1)/(x-1)
Tính: \(\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } {\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)^n}\) ta nhập lim(n to infinity) (1+1/n)^n
Đạo hàm:\(\left( {{x^2} + 1} \right)'\) ta nhập d/dx (x^2+1)
Giao diện làm việc của Wolfram Alpha:
Ví dụ: Giải phương trình: \({x^2} - 4x + 3 = 0\)
Ta được 2 nghiệm là x=1 và x=3
Ví dụ: Thực hiện phép chia đa thức: \(\left( {{x^4} - 2{x^3} + 2{x^2} + 1} \right)/(x - 1)\)
Ta được thương là: \({x^3} - {x^2} + x + 1\); dư là 2
II. Cú pháp của một số phép toán đơn giản
1. Nhập các hàm toán học cơ bản:
+ Hàm mũ: a^x
+ Hàm logaric: log_a(x); log(x)=log_10(x); ln(x)=log_e(x) (hàm ln(x) máy tính hiện thị là log(x))
+ Hàm vô tỉ, căn bậc 2: sqrt(x); hay x^(1/2). Căn bậc n: x^(1/n). hoặc 4th root(x) là x√4
+ Hàm lượng giác: sin(x); cos(x); tan(x); cot(x).
+ Hàm lượng giác ngược: arcsin(x); arcos(x); arctan(x); arccot(x).
+ Hàm hữu tỉ P(x) trên Q(x): P(x)/Q(x).
2. Các đại lượng toán học:
+ Số pi: pi
+ Vô cùng: infinity
+ Cơ số e: e
3. Tính giới hạn hàm số:
+ Tính lim của f(x) khi x dần đến a:
+ lim f(x) as x -> a;
+ lim f(x) as a; lim(x to a) f(x).
4. Tính đạo hàm hàm một biến:
+ Tính đạo hàm cấp 1 của f(x): d/dx f(x); {f(x)}’.
+ Tính đạo hàm cấp n của f(x): d^n/dx^n f(x); {f(x)}”.
5. Tính đạo hàm riêng:
+ Tính đạo hàm riêng cấp 1 của hàm f(x,y): d/dx f(x,y); d/dy f(x,y)
+ Tính đạo hàm riêng cấp 2 của hàm f(x,y): d^2/dx^2 f(x,y); d^2/dxdy f(x,y); d^2/dy^2 f(x,y)
+ Tính đạo hàm riêng cấp n của hàm nhiều biến tương tự như trên.
6. Tính tích phân:
+ Tính tích phân bất định của hàm f(x): int f(x) dx.
+ Tính tích phân xác định của hàm f(x): int_a^b f(x) dx; int f(x) dx from a to b
7. Giải phương trình đại số:
+ Phương trình bậc 2: ax^2+bx+c=0.
+ Phương trình bậc 3: ax^3+bx^2+cx+d=0.
8. Giải hệ phương trình:
+ Hệ 2 PT 2 ẩn: {f(x,y)=0,g(x,y)=0}
+ Hệ nhiều PT nhiều ẩn: {f(x,….,z)=0,…p(x,…,z)=0}
9. Giải phương trình vi phân:
+ Tuyến tính cấp 1: y’+p(x)y=q(x)
+ Tuyến tính cấp 2: y”+p(x)y’+q(x)y=f(x)
+ PTVP cấp 1 khác: y’=f(x,y)
II. Cú pháp và ví dụ minh họa các phép toán phức tạp:
1. Tìm GTLN, GTNN thỏa điều kiện
+ Cú pháp tìm GTLN: Maximize f(x,y,z,…), điều kiện 1, điều kiện 2, …
+ Cú pháp tìm GTNN: Minimize f(x,y,z,…), điều kiện 1, điều kiện 2, …
2. Giải phương trình, hệ phương trình
+ Cú pháp giải phương trình: Solve f(x,y,z,…)=0 hoặc đơn giản ghi f(x,y,z,..) = 0
+ Cú pháp giải hệ phương trình: Solve f(x,y,z,..)=0, g(x,z,y,…)=0 hoặc { f(x,y,z,…,) , g(x,y,z,…)}
3. Đơn giản và rút gọn biểu thức
+ Cú pháp : Simplify f(x,y,z,…)
4. Khai triển và thu gọn biểu thức
+ Cú pháp : expand f(x,y,z,…)
5. Phân tích nhân tử
+ Cú pháp : factor f(x,y,z,…)
6. Tìm số hạng tổng quát của dãy số
+ Cú pháp: a(1)=a, a(2)=b, a(n+2)=c a(n+1) + d a(n)
Lưu ý ta không dùng dấu nhân mà chỉ viết cách ra nhé!
7. Vẽ đồ thị hàm số
+Cú pháp: Plot f(x), a<=x<=b
(Đồ thị f(x) trên đoạn [a,b])
8. Tính đạo hàm
+ Cú pháp: d(f(x))/dx
9. Tính tích phân
+ Cú pháp int_a^b f(x) dx
10. Lập bảng giá trị hàm số (dãy số)
+ Cú pháp giá trị trong đoạn [a,b] : Table[f(x), {x,a,b}]
+ Cú pháp chỉ lấy giá trị phần tử a, b : Table[f(x), {x,{a,b}}]
11. Tính tổng
+ Cú pháp : sum_(k=a)^b (f(k))
Hy vọng công cụ này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập.
Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi.