Hướng dẫn làm đề văn nghị luận phân tích tâm trạng nhân vật ôn thi THPT QG - Trường THPT Ngô Gia Tự

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT

 

                                                                               Đề bài
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả tâm trạng của nhân vật Mị. 
Lúc mới về làm dâu: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.” 
Và trong đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình: “…Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông,… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.”
    (Trích “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài,  Ngữ văn 12, tập 2 NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6 và trang 7)
Phân tích diễn biến tâm trạng Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
                                                                       

  Hướng dẫn làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Nêu vấn đề nghị luận.

Thân bài
1. Giới thiệu chung 
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

  • Năm 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc. Và chính cuộc sống của đồng bào nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng để Tô Hoài hoàn thành truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” vào năm 1953. 
  • Truyện được in trong tập “Truyện Tây Bắc” Tập truyện được tặng giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

Khái quát giá trị tác phẩm

  • Truyện viết về cuộc sống khổ đau, cơ cực của đồng bào dân tộc Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất miền núi. Thông qua tác phẩm, Tô Hoài thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, chỉ ra con đường tất yếu để thay đổi cuộc đời nô lệ là tự giải phóng và tìm đến với Cách mạng.
  • “Vợ chồng A Phủ” ra đời đến nay đã hơn nửa thế kỉ nhưng vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút ban đầu.

Vài nét về nhân vật Mị

  • Mị là cô gái xinh đẹp nổi tiếng vùng Hồng Ngài, có tài thổi sáo, chịu thương chịu khó, có khát vọng tình yêu, khát vọng tự do...
  • Thế nhưng Mị lại phải chịu một số phận bất hạnh: Cha mẹ nghèo khó, lại có món nợ truyền kiếp với nhà thống lí Pá Tra, đau khổ hơn cô lại bị bắt làm con dâu gạt nợ.
  • Dưới thân phận con dâu gạt nợ, Mị bị bóc lột sức lao động, bị chà đạp lên nhân phẩm, bị áp chế về tinh thần, bị tước đi niềm khao khát sống.
  • Với cái nhìn tinh tế, trái tim nhạy cảm, Tô Hoài đã phát hiện và diễn tả một cách tài tình sức sống tiềm tàng của Mị qua tâm trạng cô trong căn buồng tối, khi mới đến làm dâu và trong những đêm tình mùa xuân.

2. Phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai lần miêu tả
a. Tâm trạng Mị qua lần miêu tả thứ nhất
Vị trí, bối cảnh chi tiết 

  • Nằm ở phần đầu truyện, mô tả căn buồng Mị nằm và tình cảnh của cô khi làm dâu nhà thống lí.
  • Khi mới đến nhà thống lí, có đến mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tự, nhưng thương cha, Mị chết không đành. Từ đó cô chấp nhận cuộc sống đày đọa, chấp nhận làm thân trâu ngựa, tồn tại như một “cái xác không hồn”, như một vật vô tri, vô giác. 

    -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Hướng dẫn làm đề văn nghị luận phân tích tâm trạng nhân vật ôn thi THPT QG - Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình nhé.

  ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?