Hướng dẫn một số Bài tập thí nghiệm thực hành Vật lý THCS nâng cao

BÀI TẬP THÍ NGHIỆM

THỰC HÀNH VẬT LÝ THCS NÂNG CAO

1. Bài tập có hướng dẫn.

Bài 1: Hãy trình bày các bước xác định khối lượng riêng DX của một chất răn với các dụng cị sau: Thước có vạch chia, giá thí nghiệm, dây treo, hai vật rắn làm bằng chất cần xác định khối lượng riêng, một cốc đựng chất lỏng đã biết khối lượng riêng D < DX. Chú ý các chất rắn không thấm trong chất lỏng và không hòa tan, không có phản ứng hóa học với chất lỏng.

Hướng dẫn giải:

- Bước 1: Buộc hai vật vào dây và treo vào hai đầu của thước, dùng một sợi dây khác buộc vào một điểm trong khoảng giữa hai đầu thước sao cho thước thăng bằng rồi treo lên giá, đánh dấu vị trí dây treo để xác định l1l2.

Ta có: P1l1 = P2l2

- Bước 2: Nhúng một trong hai vật vào cốc đựng chất lỏng và điều chỉnh sao cho thước thăng bằng, đánh dấu vị trí dây treo lúc này (l1 thay đổi) sao cho:

P1l1’ = (P2 – DgV2)l2 (1) (D: KLR của chất lỏng; V2: thể tích vật 2)

Mặt khác: P2 = DXgV2 (2) (DX: KLR của vật 2)

Thay (2) Vào (1) ta có: \({D_X} = \frac{{D{l_1}}}{{{l_1} - {l_1}'}}\)

- Vậy: Khối lượn riêng của chất rắn là \({D_X} = \frac{{D{l_1}}}{{{l_1} - {l_1}'}}\)

Bài 2: Nêu một phương án đo trọng lượng riêng d của một vật bằng kim loại đồng chất, không có lỗ rỗng bên trong. Dụng cụ gồm: Một bình chứa nước và có vạch chia thể tích, một vật cần đo trọng lượng riêng d và có thể chìm trong bình nước, một chiếc ca nhựa không có chia thể tích có thể thả nổi trong bình nước (kể cả khi đặt vật nặng trong ca). Cho biết trọng lượng riêng của nước là d0.

Hướng dẫn giải:

- Đọc thể tích V1 của nước trong bình.

- Thả ca nhựa vào bình cho nổi trên mặt nước, đọc thể tích V2 của mực nước lúc này.

- Thả thêm vật nặng vào ca nhựa, đọc thể tích V3 của mực nước lúc này.

- Lấy ca nhựa và vật nặng ra, thả vật chìm trong nước và đọc thể tích V4 của nực nước lúc này.

- Từ đó ta suy ra thể tích của vật là: V = V4 -  V1

- Trọng lượng của vật nặng: P = (V3 – V2)d0

- Trọng lượng riêng của vật: \(d = \frac{P}{V} = \frac{{\left( {{V_3} - {V_2}} \right){d_0}}}{{{V_4} - {V_1}}}\)

Bài 3: Nêu một phương án đo trọng lượng riêng d của một quả cân bằng kim loại đồng chất. Dụng cụ gồm: Một bình chứa nước và có vạch chia thể tích, một quả cân cần đo trọng lượng riêng d và có thể chìm trong bình nước, một lực kế lõ xo có GHĐ phù hợp. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d0.

Hướng dẫn giải:

- Dùng lực kế đo trọng lượng P1 của quả cân trong không khí.

- Dùng lực kế đo trọng lượng P2 của quả cân khi nhúng chìm trong nước.

- Xác định lực đẩy Acsimet lên quả cân: FA = P1 – P2

- Xác định thể tích của quả cân: \({F_A} = {d_0}V \Rightarrow V = \frac{{{F_A}}}{{{d_0}}}\) .

-Xác định được trọng lượng riêng của quả cân: \(d = \frac{{{P_1}}}{V}\) .

Bài 4: Hãy tìm cách xác định khối lượng riêng của thủy ngân. Dụng cụ gồm có: Lọ thủy tinh rỗng đủ lớn, Nước có khối lượng riêng D, cân đồng hồ có độ chính xác cao, có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Hướng dẫn giải:

- Dùng cân xác định khối lượng m của lọ thủy tinh rỗng.

- Đổ nước đầy lọ rồi xác định lại khối lượng m1 của lọ lúc này.

- Xác định được khối lượng nước là: m0 = m1 – m.

- Xác định được dung tích của lọ:

\(D = \frac{m}{V} \Rightarrow V = \frac{m}{D} = \frac{{{m_1} - m}}{D}\)

- Đổ hết nước ra, rồi đổ đầy thủy ngân vào lọ sau đó xác định khối lượng m2 của lọ lúc này.

- Xác định được khối lượng thủy ngân: mHg = m2 – m

- Do dung tích của lọ không thay đổi nên ta có: 

\({D_{Hg}} = \frac{{{m_{Hg}}}}{V} = \frac{{{m_2} - m}}{{\frac{{{m_1} - m}}{D}}} = \frac{{\left( {{m_2} - m} \right)D}}{{{m_1} - m}}\)

2. Một số bài tập tự giải

Bài 1: Cho một các ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới mm dài trên 30mm; một bình hình trụ 100cm3, chia tới 2cm3; một bát, một quả trứng, một chai nước. Có những cách nào để:

  1. Xác định dung tích của cái ca.
  2. Xác định thể tích của quả trứng.
  3. Đổ nước vào đúng nửa cái ca.

Bài 2: Xác định tỉ số khối lượng riêng của hai chất lỏng cho trước nhờ các dụng cụ và vật liệu sau: Hai bình chứa các chất lỏng khác nhau; đòn bẩy; hai quả nặng có khối lượng bằng nhau; giá đỡ có khớp nối; thước thẳng.

Bài 3: Hãy xác định vận tốc chuyển động của đầu kim giờ và đầu kim phút ở một đồng hồ để bàn chỉ với một thước chia đến milimet.

Vận tốc chuyển động của đầu kim giờ của một đồng hồ đeo tay lớn hơn hay nhỏ nhơn ở đồng hồ để bàn kẻ trên khoảng bao nhiêu lần?

Bài 4: Cho hai vành kim loại (cắt từ vỏ lon bia, vành A cao 12mm, vành B cao 24mm), một bao diêm, một nan hoa xe đạp, ột sợi dây chun nhỏ. Hãy nghĩ cách làm thí nghiệm khác nhau để chứng minh rằng:

  1. Vận tốc của mỗi vành chỉ thay đổi khi có vật khác tác dụng vào nó.
  2. Mỗi vành chỉ biến dạng khi có vật khác tác dụng  vào nó.
  3. Khi một vật tác dụng vào một vật khác thì đồng thời vật đó cũng tác dụng vào nó (cả hai vật đều đồng thời thay đổi vận tốc hoặc biến dạng).

Bìa 5: Trên mặt bàn nhẵn nằ ngang có ba bao diêm rỗng A, B, C được xếp chồng lên nhau. Không được chạm tay vào hãy tự chọn một đồ dùng dễ kiếm và cách làm tốt nhất để:

  1. Lấy bao diêm nằm ở giữa ra mà bao diêm ở trên vẫn xếp chồng lên bao diêm ở dưới cùng.
  2. Lấy bao diêm ở dưới cùng ra mà hai bao diêm vẫn xếp chồng lên nhau.

Bài 6: Cho một lò xo có móc, một hộp quả cân có móc, một sợi chỉ đủ dài, một bình nước. Hãy xác định:

  1. Trọng lượng của chiếc ca rỗng hình trụ.
  2. Thể tích nước chứa trong 1/2 chiếc ca đó.

...

---Để xem đầy đủ nội dung Một số Bài tập thí nghiệm thực hành Vật lý THCS nâng cao, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Hướng dẫn một số Bài tập thí nghiệm thực hành Vật lý THCS nâng cao. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?