Bài tập hình hộp chữ nhật, hình lập phương
1. Hình chữ nhật
- Bao diêm, viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật.
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt (như hình vẽ): hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đều là hình chữ nhật. Mặt 1 và mặt 2; mặt 3 và mặt 5; mặt 4 và mặt 6.
- Hình hộp chữ nhật (hình bên) có:
Tâm đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh DC, cạnh AD, cạnh MN, cạnh NP, cạnh QP, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.
Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
2. Hình lập phương
Ta cũng thường gặp trong thực tế một số đồ vật như con súc sắc có dạng hình lập phương.
Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
Chú ý: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
3. Bài tập vận dụng
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) Hình hộp chữ nhật có: …..... mặt, …..... cạnh, …..... đỉnh.
b) Hình lập phương có: ….....mặt, …..... cạnh, …..... đỉnh.
Hướng dẫn giải
a) Hình hộp chữ nhật có : 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
b) Hình lập phương có : 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
Câu 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ
a) Hình này có mấy đỉnh? Mấy cạnh? Mấy mặt?
b) Ở các mặt MNPQ và CDQP hãy chỉ ra những cặp cạnh nào song song, những cặp cạnh nào song song, những cặp cạnh nào bằng nhau, những cặp cạnh nào bằng nhau, những cặp cạnh nào vuông góc với nhau.
Hướng dẫn giải
a) Hình hộp chữ nhật có: 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt
b) Xét mặt MNPQ, ta có:
Hai cặp cạnh song song là: MN và PQ, NP và MQ.
Hai cặp cạnh bằng nhau là: MN = PQ, NP = MQ.
Các cặp cạnh vuông góc với nhau là:
MN vuông góc với NP, MN vuông góc với MQ.
PQ vuông góc với NP, PQ vuông góc với MQ.
Xét mặt CDQP, ta có:
Hai cặp cạnh song song là: DC và QP, DQ và CP.
Hai cặp cạnh bằng nhau là: DC = QP, DQ = CP.
Các cặp cạnh vuông góc với nhau là:
CD vuông góc với DQ, CD vuông góc với CP.
PQ vuông góc với DQ, PQ vuông góc với CP.
Câu 3: Cho hình hộp chữ nhật có kích thước như hình vẽ:
Tổng diện tích của mặt bên ADHE và mặt đáy ABCD là:
Hướng dẫn giải
Vì hình đã cho là hình hộp chữ nhật nên ta có:
AD = HE = CB = GF = 15dm;
AB = CD = EF = HG = 28dm;
DH = AE = CG = BF = 12dm.
Diện tích mặt bên ADHE là:
12 × 15 = 180 (dm2)
Diện tích mặt đáy ABCD là:
28 × 15 = 420 (dm2)
Tổng diện tích của mặt bên ADHE và mặt đáy ABCD là:
180 + 420 = 600(dm2)
Đáp số: 600dm2.
Câu 4: Cho hình lập phương như bên dưới:
Diện tích 4 mặt của hình lập phương là …. cm2.
Hướng dẫn giải
Diện tích một mặt hình lập phương đó là:
5 × 5 = 25 (cm2)
Mà hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau nên diện tích 4 mặt của hình lập phương đó là:
25 × 4 = 100 (cm2)
Đáp số : 100cm2.
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là 100.
Trên đây là nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Hướng dẫn giải một số bài tập toán lớp 5 về hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề ôn tập hè Toán 6 có đáp án năm 2021 Trường THCS Thái Thịnh
- Bộ 5 đề ôn tập hè Toán 6 có đáp án năm 2021 Trường THCS Đức Thắng
Chúc các em học tập tốt!