ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LẦN 5 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề |
Họ và tên thí sinh………………………………………………………
Số báo danh
Cho biết: Gia tốc trọng trường g = 10m/s2; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10−19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không e = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,022.1023 mol−1; 1 u = 931,5 MeV/c2.
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
ĐỀ THI GỒM 40 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 40) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1. Hai con lắc đơn treo vật cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng cơ năng với biên độ dao động lần lượt là A1, A2. Biểu thức đúng về mối liên hệ giữa biên độ dao động và chiều dài dây là
A. \({A_2} = {A_1}.\sqrt {\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}} \) B. \({A_2} = {A_1}.\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}\)
C. \({A_2} = {A_1}.\frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _1}}}\) D. \({A_2} = {A_1}.\sqrt {\frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _1}}}} \)
Lời giải:
+ \({W_1} = {W_2} \Leftrightarrow \frac{1}{2}mg{\ell _1}A_1^2 = \frac{1}{2}mg{\ell _2}A_2^2 \Leftrightarrow {\ell _1}A_1^2 = {\ell _2}A_2^2 \Rightarrow {A_2} = {A_1}\sqrt {\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}} \)
- Chọn đáp án A
Câu 2. Một chất điểm dao động điều hòa với phưong trình: x = Acos(ꞷt + φ) cm. Tỉ số giữa động năng và thế năng khi vật có li độ x (x ≠ 0) là
A. \(\frac{{{W_d}}}{{{W_t}}} = {\left( {\frac{A}{x}} \right)^2} + 1\) B. \(\frac{{{W_d}}}{{{W_t}}} = {\left( {\frac{A}{x}} \right)^2} - 1\)
C. \(\frac{{{W_d}}}{{{W_t}}} = 1 - {\left( {\frac{A}{x}} \right)^2}\) D. \(\frac{{{W_d}}}{{{W_t}}} = {\left( {\frac{A}{x}} \right)^2}\)
Lời giải:
+ Động năng và thế năng của chất điểm: \(\left\{ \begin{array}{l}
{W_t} = \frac{1}{2}k{x^2}\\
{W_d} = \frac{1}{2}k\left( {{A^2} - {x^2}} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{W_d}}}{{{W_t}}} = \frac{{{A^2} - {x^2}}}{{{x^2}}} = {\left( {\frac{A}{x}} \right)^2} - 1\)
- Chọn đáp án B
Câu 3. 238U sau một loạt phóng xạ biến đổi thành chì, hạt sơ cấp và hạt anpha. Phương trình biểu diễn biến đổi trên là
A. \(_{92}^{238}U \to _{82}^{206}Pb + 6\alpha + 2_{ - 1}^0e\) B. \(_{92}^{238}U \to _{82}^{206}Pb + 8\alpha + 6_{ - 1}^0e\)
C. \(_{92}^{238}U \to _{82}^{206}Pb + 4\alpha + _{ - 1}^0e\) D. \(_{92}^{238} \to _{82}^{206}Pb + \alpha + _{ - 1}^0e\)
Lời giải:
+ Phương trình phản ứng: \(_{92}^{238}U \to _{82}^{206}Pb + x\alpha + y_{ - 1}^0e\)
+ Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích:
\(\left\{ \begin{array}{l}
238 = 206 + 4x + 0y\\
92 = 82 + 2.x + \left( { - 1} \right)y
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 8\\
y = 6
\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow _{92}^{238}U \to _{82}^{206}Pb + 6\alpha + 2_{ - 1}^0e\)
- Chọn đáp án A
Câu 4. Khi freo vật m vào lò xo k thì lò xo dãn ra 2,5 cm, kích thích cho m dao động. Lấy g = π2 (m/s2). Chu kỳ dao động tự do của vật là
A. T = 1,00s. B. T = 0,50s.
C. T = 0,31s. D. T = 0,28s.
Lời giải:
Ta có : \(T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta \ell }}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,025}}{{10}}} = \frac{\pi }{{10}}\left( s \right)\)
- Chọn đáp án C
Câu 5. Trong quang phổ vạch của Hiđrô (quang phổ của Hiđrô), bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Laiman ứng với sự chuyển của électron (électron) từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217 μm, vạch thứ nhất của dãy Banme ứng với sự chuyển M → L là 0,6563 μm. Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman ứng với sự chuyển M → K bằng
A. 0,1027 μm. B. 0,5346 μm.
C. 0,7780 μm. D. 0,3890 μm.
Lời giải:
+ \(\begin{array}{l}
\varepsilon = {\varepsilon _1} + {\varepsilon _2} \Rightarrow \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{hc}}{{{\lambda _1}}} + \frac{{hc}}{{{\lambda _2}}}\\
\Rightarrow \frac{1}{\lambda } = \frac{1}{{{\lambda _1}}} + \frac{1}{{{\lambda _2}}} = \frac{1}{{0,1217}} + \frac{1}{{0,6563}} = 9,7474
\end{array}\)
\( \Rightarrow \lambda = \frac{1}{{9,7474}} = 0,1027\mu m\)
- Chọn đáp án A
Câu 6. Một dây đàn dài 60cm phát ra âm có tần số 100Hz. Quan sát trên dây đàn ta thấy có 3 bụng sóng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây.
A. 4000 cm/s B. 4 m/s C. 4 cm/s D. 40 cm/s
Lời giải:
+ Số bụng sóng: Nb = k = 3
+ Điều kiện để có sóng dừng trên dây đàn: \(\ell = k.\frac{\lambda }{2} = k.\frac{v}{{2f}}\)
\( \Rightarrow v = \frac{{2\ell f}}{k} = \frac{{2.60.100}}{3}\) = 4000cm/s
- Chọn đáp án A
Câu 7. Gọi N1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp, N2 là số vòng dây cuộn thứ cấp và N1 < N2. Máy biến thế này có tác dụng
A. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp. B. giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.
C. tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp. D. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.
Lời giải:
\(\begin{array}{l}
\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\\
{N_1} < {N_2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{U_1} < {U_2}\\
{I_1} > {I_2}
\end{array} \right.
\end{array}\)
- Chọn đáp án B
Câu 8. Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm 318 mH và điện trở thuần 100Ω . Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20 V, 50 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
A. 0,2A B. 0,14A C. 0,1A D. 1,4A
Lời giải:
\(\begin{array}{l}
+ \,Z = \sqrt {Z_L^2 + {R^2}} = \sqrt {{{\left( {100\pi {{.318.10}^{ - 3}}} \right)}^2} + {{100}^2}} = 141,35\left( \Omega \right)\\
+ \,I = \frac{U}{Z} = \frac{{20}}{{141,35}} = 0,14\left( A \right)
\end{array}\)
- Chọn đáp án B
Câu 9. Lần lượt chiếu vào một tấm kim loại có công thoát là 2eV các ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5μm và λ2 = 0,55 μm. Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các électron trong kim loại bứt ra ngoài?
A. λ2 B. λ1 C. Cả λ1 và λ2 D. Đáp án khác
Lời giải:
+ Giới hạn quang điện của kim loại: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{1,242}}{2} = 0,624\mu m\)
→ Cả hai bức xạ đều gây ra hiện tượng quang điện
- Chọn đáp án C
Câu 10. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó R = 100Ω; C = 10-4/2π F ; L là cuôn dây thuần cảm, có độ tự cảm L. Khi điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại thì độ tự cảm L có giá trị
A. 0,637H. B. 0,318H. C. 31,8H. D. 63,7H.
Lời giải:
+ Ta có \({U_C} = I{Z_C};{Z_C}\) không đổi, UC đạt giá trị cực đại khi I đạt giá trị cực đại
+ Mà \(I = \frac{U}{Z} = \frac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)
+ \(\begin{array}{l}
I = {I_{\max }} \Rightarrow Z = {Z_{\min }} \Leftrightarrow LC{\omega ^2} = 1\\
\Rightarrow L = \frac{1}{{C{\omega ^2}}} = \frac{1}{{\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}{{100}^2}{\pi ^2}}} = 0,637H
\end{array}\)
- Chọn đáp án A
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 5 THPT QG môn Vật lý 2019 . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới.