Để giúp các em ôn tập các bài về giải toán, Chúng tôi mời các em tham khảo bài học dưới đây. Hy vọng qua bài học này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt bài Hình tròn, đường tròn
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
Đầu chỉ của compa vạch trên tờ giấy một đường tròn
- Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của một hình tròn đều bằng nhau : OA = OB = OC.
- Đoạn thẳn MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính.
1.2. Giải bài tập SGK trang 96, 97
Bài 1 SGK trang 96:
Vẽ hình tròn có:
a) Bán kính 3cm; b) Đường kính 5cm.
Hướng dẫn giải:
ở câu b), bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
- Chấm một điểm, chẳng hạn O (hoặc I), làm tâm.
- Mở compa sao cho mũi kim cách đầu chì một khoảng 3cm (hoặc 2,5cm).
- Đặt mũi kim vào điểm O, áp đầu chì sát vào mặt giấy quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm O (hoặc I) có bán kính 3cm (hoặc 2,5cm).
a) Bán kính 3cm :
b) Đường kính 5cm :
Bài 2 SGK trang 96:
Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ đường tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2cm.
Hướng dẫn giải:
Dùng compa vẽ hình vào vở theo hướng dẫn ở trên ta có hình vẽ như sau
Bài 3 SGK trang 97:
Vẽ theo mẫu:
Hướng dẫn giải:
- Vẽ hình tròn tâm O , bán kính bằng 4 lần cạnh ô vuông.
- Xác định đường kính AB của hình tròn đó.
- Vẽ nửa đường tròn có đường kính AO (OB) về phía dưới (hoặc trên).
Bài tập minh họa
Bài 1: Vẽ hình tròn có
a. Bán kính 6 cm
b. Đường kính 10cm
Giải
a.
b.
Bài 2: Cho đoạn thẳng CD = 10 cm. Hãy vẽ đường tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 5cm.
Giải
Lời kết
Hỏi đáp về Hình tròn, đường tròn
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!