Bài 1 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Đơn vị của động lượng là gì?
A.kg.m.s2.
B.kg.m.s.
C.kg.m/s.
D.kg/m.s.
Hướng dẫn giải:
Đơn vị của động lượng : kg.m/s.
Chọn đáp án C.
Bài 2 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào một bức tường và bật trở lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Độ biến thiên động lượng của quả bóng:
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}\vec p = \overrightarrow {p'} - \vec p = m\overrightarrow {v'} - m\vec v = m\left( { - \vec v} \right) - m\vec v = - 2m\vec v\\ \Rightarrow {\rm{\Delta }}p = - 2mv \end{array}\)
Bài 3 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Hai vật có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2 = 1m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều, độ lớn) của hệ trong các trường hợp:
a) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng hướng.
b) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng phương, ngược chiều.
c) \(\overrightarrow {{v_1}} \) vuông góc \(\overrightarrow {{v_2}} \).
d) \(\overrightarrow {{v_1}} \) hợp với \(\overrightarrow {{v_2}} \) góc 120o.
Hướng dẫn giải:
Tổng động lượng của hệ: \(\vec p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} (1)\)
a) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng hướng.
\(p = {p_1} + {p_2} = 6kg.m/s;\vec p\) cùng hướng \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \).
b) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng phương, ngược chiều.
\(\vec p = \vec 0\)
c) \(\overrightarrow {{v_1}} \) vuông góc \(\overrightarrow {{v_2}} \).
\(p = {p_1}\sqrt 2 = 3\sqrt 2 (kg.m/s)\)
\(\vec p\) hợp với \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng một góc 450
d) \((\overrightarrow {{v_1}} ,\overrightarrow {{v_2}} ) = {120^0}\)
p = p1 = p2 = 3kgm/s.
\(\vec p\) hợp với \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng một góc 600
Bài 4 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Giải lại bài tập 1 ở bài 16 bằng cách áp dụng định luật bảo toàn động lượng. Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một lò xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (hình 16.6). Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra, và sau một thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ v1 = 1.5m/s; v2 = 1m/s. Tính m2 (bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian Δt).
Hướng dẫn giải:
Đường ngang, nhẵn nên hệ hai xe lăn là hệ kín. Trước khi đốt dây hệ đứng yên nên tổng động lượng bằng 0.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ, ta có:
\(\begin{array}{l} {m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} = \vec 0\\ \Rightarrow {m_2} = - {m_1}.\frac{{\overrightarrow {{v_1}} }}{{\overrightarrow {{v_2}} }}(1) \end{array}\)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 thì:
\({m_2} = - {m_1}\frac{{{v_1}}}{{ - {v_2}}} = {m_1}\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = 400.\frac{{1,5}}{1} = 600(g)\)
Bài 5 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một quả cầu rắn có khối lượng m = 0,1kg chuyển động với vận tốc v = 4m/s trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi va chạm vách cứng, nó bị bật trở lại với cung vận tốc 4m/s. Hỏi độ biến thiên động lượng của vật sau va chạm là bao nhiêu? Tính xung lực (hướng và độ lớn) của vách tác dụng lên quả cầu nếu thời gian va chạm là 0,05s.
Hướng dẫn giải:
Chọn chiều dương là chiều hướng vào tường (hình vẽ)
-
Độ biến thiên động lượng của quả cầu là:
\({\rm{\Delta }}p = - 2mv = - 2.0,1.4 = - 0,8(kgm/s)\)
-
Xung lượng của lực:
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}p = F.{\rm{\Delta }}t\\ \Rightarrow F = \frac{{{\rm{\Delta }}p}}{{{\rm{\Delta }}t}} = \frac{{ - 0,8}}{{0,05}} = - 16(N) \end{array}\)
Bài 6 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bắn một hòn bi thép với vận tốc v vào một hòn bi thủy tinh đang nằm yên. Sau khi va chạm hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi thủy tinh có vận tốc gấp ba lần vận tốc của bi thép. Tìm vận tốc của mỗi hòn bi sau va chạm. Biết khối lượng bi thép bằng ba lần khối lượng bi thủy tinh.
Hướng dẫn giải:
Ban đầu bi thép có khối lượng M = 3m, vận tốc \({\vec v}\) va chạm bi thủy tinh khối lượng m , đứng yên.
Sau va chạm bi thủy tinh có vận tốc 3\(\overrightarrow {v'} \), bi thép có vận tốc \(\overrightarrow {v'} \). Coi hệ là kín.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
\(\begin{array}{l} m.(3\overrightarrow {v'} ) + (3m)\overrightarrow {v'} = 3m\vec v\\ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {v'} = \vec v\\ \Rightarrow v' = \frac{v}{2} \end{array}\)
Vậy sau va chạm:
- bi thép có vận tốc \(\frac{v}{2}\) cùng hướng chuyển động của bi thép trước va chạm.
- bi thủy tinh có vận tốc \(\frac{3v}{2}\) cùng hướng chuyển động của bi thép trước va chạm.
Bài 7 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một người có khối lượng 60kg thả mình rơi tự do từ một cầu nhảy ở độ cao 3m xuống nước và sau khi chạm mặt nước được 0,55s thì dừng chuyển động. Tìm lực cản mà nước tác dụng lên người.
Hướng dẫn giải:
Vận tốc người ngay trước khi va chạm mặt nước :\(\begin{array}{l} v = gt = g\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {2gh} \\ \Rightarrow v = \sqrt {2.9,8.3} = \sqrt {58,8} \approx 7,74(m/s) \end{array}\)
Chọn chiều dương là chiều hướng xuống .
→ Lực cản mà nước tác dụng lên người:
\(\begin{array}{l} F.{\rm{\Delta }}t = {\rm{\Delta }}p = - mv\\ \Rightarrow F = - \frac{{mv}}{{{\rm{\Delta }}t}} = - \frac{{60.7,74}}{{0,55}} = - 845(N). \end{array}\)
Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 10 Chương 4 Bài 31 Định luật bảo toàn động lượng được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 học tập thật tốt!