Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, Chúng tôi mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ hướng dẫn tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, từ đó giúp em có cái nhìn rõ hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo được Nam Cao phản ánh sâu sắc thông qua tác phẩm Chí Phèo của mình. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
- Dẫn dắt vào vấn đề: giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo
- Khái quát chung
- Giá trị hiện thực : phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa; mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
- Giá trị nhân đạo: cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục; phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành thú dữ; thể hiện niềm tin tưởng vào bản chất lương thiện của con người
- Phân tích
- Giá trị hiện thực
- Phản ánh những vấn đề cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
- Mối quan hệ của nội bộ giai cấp thống trị, những bè cánh địa chủ cường hào.
- Một mặt chúng đối nghịch với nhau. Vì bọn chúng là một “quần ngư tranh thực”, mồi thì ngon mà bè nào cũng muốn ăn. Do đó chúng luôn rình cơ hội để trị nhau, mong cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ nhau.
- Mặt khác chúng du lại với nhau để bóc lột người nông dân.
- =>Phản ánh ý thức tranh chấp và giành địa vị bá chủ trong làng xã.
- Mâu thuẫn giai cấp đối kháng, gay gắt giữa bọn địa chủ cường hào thống trị với những người nông dân bị áp bức, bóc lột. Tiêu biểu là mâu thuẫn giữa bá Kiến với Chí Phèo.
- Bá Kiến là một tên địa chủ khét tiếng xảo quyệt, tàn ác, lão biết dùng những phương châm trị dân được đúc kết từ mấy đời là tổng lí để đối phó với dân lành và cả với những người cùng hơn cả dân cùng. Lão đã đẩy những người lương thiện, lao động chân chính vào con đường tội lỗi, thậm chí là tha hoá và biến thành quỷ dữ, bị xã hội loài người coi khinh, xa lánh rồi chặn mọi cánh cửa trở về với cuộc đời lương thiện của họ.
- Mối mâu thuẫn này không thể điều hoà được phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, dữ dội. Cả hai đều phải chết.
- Hiện thực đời sống tăm tối, đau khổ của người nông dân, người lao động lương thiện được thể hiện tập trung qua số phận của nhân vật Chí Phèo.
- Chí là đại diện, điển hình cho bi kịch bị chà đạp cả nhân hình, nhân tính: từ một ngwòi lao động lương thiện, bị tha hoá thành kẻ lưu manh và trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, cuối cùng chết một cách thảm khốc trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện.
- Cuộc đời Chí với cả chuối những khổ đau: tuổi thơ bất hạnh, tủi cực; nhờ lòng trắc ẩn của dân làng, Chí lớn lên có lòng tự trọng và ước mơ giản dị nhưng Chí lại phải vào tù mà khôgn rõ lí do; Chí ra tù thay đổi nhân hình nhân tính, biến thành kẻ lưu manh; rồi Chí trở thành tay sai, thành công cụ gây tội ác tỏng tay Bá Kiến để trở thành con thú hoang sống triền miên trong cõi say vứoi những hành động đạp phá, đâm chém để dân làng phải xa lánh đến mức Chí dùng tiếng chửi để đối thoại, để giao tiếp mà khôg ai đáp lại; Chí gặp thị Nở và sống lại tất cả những năng lực của con người, năng lực nhận thức và năng lực cảm xúc, tưởng chừng cuộc đời Chí sẽ ngoặt sang một quãng khác khi hắn khao khát được trở về với xã hội laoì người, khi Chí đã ăn năn hối hận và có niềm tin để sống lương thiện. Nhưng Chí lại bị thị Nở từ chối chung sống bằng tất cả sự giận dữ và nhục nhà của bà cô thị, Chí rơi vào tình thế bi kịch rồi đến thảm kịch, Chí đi báo thù và chết khi niềm khao khát lương thiện lên đỉnh cao nhất).
- Cuộc sống tăm tối của những người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức. Họ hiền lành suốt đời è cổ làm để nuôi bọn lí hào và luôn chỉ nghĩ đến sự yên ổn của mình, ai biết người đấy, họ không thích những chuyện lôi thôi. (Khi Chí Phèo đến chửi Bá Kiến, họ ùn đến xem rất đông những chỉ một câu nói ngọt ngào của Bá Kiến, họ đã kính cẩn dãn ra và ai về nhà nấy để Chí Phèo “độc lực chọi nhau với Bá Kiến”. Khi Chí Phèo say chửi tất cả nhưng ai cũng vô cảm thấy rằng “không hề gì” đến mình. Khi chứng kiến cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, họ cũng tuôn đến xem nhưng không ai tỏ lòng thương xót. =>Họ không phải là một thế lực, đồng thời cũng mất tình cảm đồng loại. Thị Nở là người yêu duy nhất của dời Chí, người duy nhất trong làng Vũ Đại thấy Chí hiền, coi Chí là người, dám giao tiếp, đi lại với Chí và chăm sóc Chí và “gần gũi” với Chí cũng ái ngại lo sợ nếu mình không may mang mầm mống của Chí Phèo tron bụng. Người dân làng Vũ Đại không hề biết Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát là do ý thức người đã trở về, do khát vọng cháy bỏng được làm người lương thiện, không biết rằng Chí đã phải đổi cả mạng sống của mình để được lương thiện nên họ vô cảm, thờ ơ trước cái chết của Chí.
- “Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre già măng mọc”. Bá Kiến chết còn Lí Cường, còn nhiều tên cường hào ác bá khác thì còn những “hiện tượng Chí Phèo” và còn những cuộc đấu tranh tự phát…
- Phản ánh những vấn đề cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
- Giá trị nhân đạo
- Niềm cảm thương sâu sắc đối với những số phận khổ đau, bất hạnh như Chí Phèo, thị Nở:
- Chí Phèo là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. trong nỗi cô đơn thê thảm, sự cô đơn tuyệt đối, Chí dùng tiếng chửi để đối thoại, để giao tiếp với cộng đồng mà không được. Chí chửi tất cả, từ những đối tượng khái quát, trừu tượng đến những đối tượng gân gũi, cụ thể hơn. Chí chửi rủa cả người đẻ ra Chí, nguyền rủa sự tồn tại củ chính mình. Tiếng chửi của Chí hướng đến cả xã hội thực dân phong kiến lúc ấy, cái xã hội đã đẻ ra Chí Phèo. Đó là sự phản kháng bất lực và tuyệt vọng của Chí với cuộc đời. Nỗi cay đắng tuyệt vọng của Chí lên đến đỉnh điểm khi Chí đã thức tỉnh nhân tính muốn thực hiện ước mơ thời lương thiện với thị Nở nhưng lại bị thị Nở từ chối. Đau đớn tột đỉnh khi nhận ra cuộc đời không chấp nhận mình, Chí đã phải chết.
- Còn thị Nở thì hiền lành, chẳng có thể làm hại ai nhưng vẫn bị cộng đồng xa lánh, họ tránh thị “như tránh một con vật gì rất tởm”. Nhưng thị có tình cảm đồng loại, có tình yêu thương con người. Từ khi Chí Phèo đến ở vườn chuối ven sống, dân làng không ai dám đi qua đó ra sông lấy nước nứa, người ta đã tìm một lối đi khác dù có xa hơn nhưng thị Nở vẫn đi qua vườn chuối nhà Chí để ra sông. Thị không sợ Chí Phèo, thị còn sang nhà hắn xin lửa hay xin rượu nữa. Thị còn nhận ra Chí Phèo hiền lành, vì chẳng làm hại gì đến thị, thị sẵn sàng chăm sóc Chí khi hắn ốm. Thị yêu Chí thật và cũng muốn sống chung với Chí nhưng bị bà cô ngăn cản, bị định kiến nghiệt ngã của xã hội ngăn cản.
- => Qua đó, Nam Cao cho thấy nỗi khổ của con người vừa do sự tàn bạo của xã hội vô nhân tính đem đến vừa do những định kiến khắc nghiệt, vô lí của xa hội làm nên.
- Khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người.
- Xã hội tàn bạo đã vúi dập nhân hình nhân tính, đã vò nát bộ mặt người, đã bóp nát linh hồn người, đã biến Chí Phèo thành quỷ dữ nhưng không thể giết chết bản chất lương thiện của Chí Phèo. Sống trong làng Vũ Đại khô héo tình người nhưng Chí không cạn tính người. Nhân tính của Chí ngày thường bị che lấp bởi vỏ ngoài của một thằng say. Nhưng khi được tình người chạm đến, nhân tính ấy bừng dậy mạnh mẽ.
- Chí Phèo vô tình gặp thị Nở trong một đêm trăng trong vườn chuối nhà hắn, thị Nở đã đánh thức bản năng ở Chí và quan trọng hơn thị đã đánh thức lương tri của Chí. Sau đêm gặp thị Nở, Chí Phèo sống dậy những cảm xúc nhân tính: Chí bâng khuâng cảm nhận vẻ đẹp tươi của cuộc sống, thấy nó đối lập với không gian ẩm thấp, u ám trong căn lều của hắn; hắn nghe thấy nhịp sống của những con người bình dị mà sống dậy ước mơ thời quá khứ, nhận ra tình trạng hiện tại của mình và trông rõ cả tương lai. Chí đã nhận ra chính mình, Chí thấy yêu cuộc sống của con người vô cùng. Chí thấy mình già mà còn cô độc mà điều hắn sợ nhất lầ sự cô độc. trước đây, dù trong cõi say, dù khi là quỷ dữ Chí cũng đã thấm thía nỗi cô độc rồi, bây giờ nhân tính trở lại, Chí càng sợ sự cô độc.
- Chí xúc động khi được thị Nở chăm sóc, Chí ăn cháo hành, Chí nhìn thị cười và thị giục hắn ăn cho nóng, hắn cảm nhận được tất cả sự nồng ấm của tình người.
- => Nam Cao đã phát hiện ra vai trò quan trọng của tình người trong việc đánh thức và khơi dậy nhân tính ở Chí, trong việc bảo tồn và phát triển nhân tính trong cộng đồng người, trong cuộc đời nói chung.
- Thị Nở tuy bề ngoài xấu xí, dở hơi, ngẩn ngơ nhưng thị là một cn người đích thực. Ở thị có cái nghĩa giản dị mà thiêng liêng không mấy ai có được trong cái làng Vũ Đại ấy. Thị đã chăm sóc Chí khi hắn ốm. thị có trách nhiệm với Chí, có suy nghĩ rất sâu sắc: “mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc, dù sao đã ăn nằm với nhau như vợ chồng”.
- Nam Cao khẳng định sức mạnh, sức sống của nhân tính. Cái chết của Chí Phèo thể hiện điều đó. Khi Chí Phèo thức tỉnh nghĩa là hắn không thể phá phách hay đâm chém được nữa, nghĩa là hắn không chấp nhận sống cuộc sống của quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải sống trong u mê tăm tối của kiếp thú vật. Khi lương tri trở lại, Chí lại phải đổi cả mạng sống. Lúc này, với Chí, khao khát được làm người lương thiện cao hơn cả sinh mạng của mình. Chí phải chết vì cánh cửa lương thiện của cuộc đời không chịu mở. Chí chết đã không phải thoả hiệp với nhưng tên Bá Kiến, với bọn cường hào địa chủ, với giai cấp thống trị tàn ác. Chí phải chết để không làm chảy máu và nước mắt của dân làng, của nhưg người đã từng yêu thương đùm bọc Chí, của những người đã từng cho Chí lớn lên để Chí mang tất cẩ những phẩm chất trong sáng của một người lương thiện, để Chí có lòng tự trọng, có ước mơ trong sáng, chính đáng.
- Nam Cao phê phán những thế lực bạo tàn chà đạp con người.
- Cái chết của Chí Phèo đã đanh thép tố cáo tội ác của xã hội tàn nhẫn, vô nhân đạo, xã hội đa tiêu diệt đến tận cùng quyền sống, lẽ sống của con người.
- Khi sinh ra Chí Phèo đã bị bỏ rơi bên lề cuộc sống, phải nhờ lòng trắc ẩn của người đời. Khi Chí lớn lên, muốn sống với ước mơ giản dị, chính đáng, biết rằng sự bền vững của cuộc sống avf hạnh phúc là phải do chính bàn tay mình làm nên, thế những Chí bị đẩy vào nhà tù mà không được biết lí do. Khi Chí ra tù thì bị xoá tên ra khỏi xã hội loài người. Khi Chí thức tỉnh lương tri, muốn được sống lương thiện thì cuộc đời không chấp nhận Chí, hắn phải chết một cách bi thảm ngay trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của con người, cuộc sống lương thiện mà Chí khát khao cháy bỏng.
- Nam Cao đề ra giải pháp mang tính nhân đạo, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.
- Hành động dữ dội của Chí Phèo là đâm chết Bá Kiến đã dự báo sự đối đầu gay gắt cần giải quyết: ngwòi lương thiện phải đứng dậy trả thù quyết liệt để giành lại quyền sống lương thiện. Điều đó cũng mang ý nghĩa sâu sắc: khi nào xã hội có lương thiện, có tình người, cái ác không còn thì con ngwoù mới được sống một cách ứng đáng.
- Trong tác phẩm này, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến 3 lần. Lần thứ nhất đến chửi, lần thứ hai đến xin đi ở tù và lần thứ ba đến đòi lương thiện. Hí lần trước thì Chí được sống, bởi Chí sẽ là công cụ, là tay sai trong tay Bá Kiến. Nhưng lần thứ 3 thì Chid phải chết. Bởi xã hội có nhiều kẻ tàn bạo vầ xảo quyệt như Bá Kiến mà Chí lại đồi lương thiện, đòi cái mà xã hội ấy không có, cái mà ã hội ấy muốn tàn phá, huỷ diệt. Chí chết là tất yếu.
- =>“Chí Phèo” là một tác phẩm văn học chân chính như trong quan niệm của Nam Cao: “Tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm phải thể hiện nỗi đau của con người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”.
- Niềm cảm thương sâu sắc đối với những số phận khổ đau, bất hạnh như Chí Phèo, thị Nở:
- Giá trị hiện thực
c. Kết bài
- Những nhìn nhận, đánh giá chung về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Gợi ý làm bài
Chí Phèo là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Chính truyện ngắn này đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 — 1945. Trước khi Chí Phèo ra đời đã có hàng loạt tác phẩm hiện thực viết về người nông dân bị áp bức, bóc lột đương thời mà tiêu biểu là Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Nhưng khi viết Chí Phèo, quả thật là Nam Cao đã “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Mà một trong những sáng tạo độc đáo của Nam Cao là xây dựng nhân vật hình tượng Chí Phèo.
Chí Phèo sinh ra đã là một đứa trẻ vô thừa nhận. Một buổi sáng, một anh đi thả ống lươn bắt gặp đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bén cái lò gạch bỏ không. Anh ta đem về cho một người đàn bà góa mù. Người này bán hắn cho một bác phó cối không con. Mặc dù bị mua đi bán lại, nhưng ít ra tuổi thơ của Chí Phèo cũng còn được sông trong bàn tay cưu mang của người lao động. Khi đến tuổi trưởng thành, Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà bá Kiến.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Ngòi bút của Nam Cao ở đây thật sắc sảo, lạnh lùng, đối lúc cười cợt, thậm chí có khi phũ phàng đối với nhân vật của mình. Nhưng thật ra đây chỉ là cảm giác bên ngoài. Đọc kĩ lại tác phẩm, ngẫm nghĩ sâu hơn vào cuộc đời, số phận nhân vật của Nam Cao, chúng ta mới thấu hiểu được tấm lòng nhân đạo rất mực sâu sắc và lớn lao của nhà văn. Nội dung nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo mang tính triết lí cao. Nó đã đật ra một vấn đề xã hội nóng bỏng, bức xúc: đó là tình trạng nhân tính con người đang bị chà đạp, bị biến chất. Số phận đau khổ của Chí Phèo không phải là cá biệt và sự biến chất, tha hóa của Chí Phèo là do xã hội thực dân phong kiến gây ra. Với tác phẩm Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thỉnh lên một tiếng chuông báo động, lưu ý mọi người về cuộc sống của một tầng lớp người cùng khổ nhất trong xã hội.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trên đời này cần có một tấm lòng”. Một tấm lòng để gió sẽ cuốn đi, ra sông, ra bể, lên núi, xuống vàng và rồi ở đâu cũng cảm nhận được “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim”. Thật vậy, Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo với tất cả tấm lòng nhân đạo và niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ. Và người đọc hôm nay đã hiểu thêm về thân phận con người trong xã hội cũ, từ đó càng thêm trân trọng và bảo vệ những gì hạnh phúc của mình đang có được. Chí Phèo mãi mãi là một tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945.
Chúng tôi tin rằng với tài liệu văn mẫu về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trên, các em đã có thêm những kiến thức thú vị và mới mẻ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)