Phân tích hành trình cuộc đời nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích hành trình cuộc đời nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, Chúng tôi mời các em xem thêm video bài giảng hướng dẫn tìm hiểu hành trình cuộc đời của Chí Phèo qua hai chặng đường trước khi vào tù và sau khi vào tù của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm về cuộc đời bất hạnh của nhân vật trong tâm trong tác phẩm - Chí Phèo; để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Chí Phèo

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
  • Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Chí Phèo

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lại là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
    • Tóm tắt:
    • Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
  • Phân tích
    • Trước khi gặp Thị Nở
      • Tuổi ấu thơ
        • Không cha,không mẹ,không họ hang thân thích
        • Lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng
        • Tuổi thơ bất hạnh tủi nhục
      • Trưởng thành
        • Làm anh canh điền cho nhà Lý Kiến(khỏe mạnh sống bằng thể chất ..)
        • Bị mụ 3 của bá Kiến bắt làm trò mờ ám Chí Phèo vừa sợ vừa nhục
        •  Một con người giàu lòng tự trọng
      • Cuộc đời Chí trước khi ở tù là một cuộc đời nghèo khổ,tủi nhục nhưng lương thiện
      • Sau khi ra tù
        • Cả nhân hình và nhân tính đều thay đổi
          • (Nhân hình: Mọi người không nhận ra, trông hắn như thằng săng đá (Cái đầu trọc lốc,răng cạo trắng hớn,mặt câng câng,hai mắt gườm gườm)
          • Nhân tính: Uống rượu rồi say khướt, đến nhà Bá Kiến ăn vạ, rạch mặt, đập đầu, chém, giết, giật cướp, doạ nạt, liều lĩnh, bỗng chốc trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến
        • --> Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam. Những lao động lương thiện bị đẩy vào đương cùng và họ đã phải quay lại đáp trả bằng chính con đường lưu manh để tồn tại. Trước Chí Phèo đã có Năm Thọ, Binh Chức. Liệu sau khi Chí Phèo chết điều đó có thể chấm dứt. Thật khó có thể nói trước được với cái xã hội “quần ngư tranh thực” người ăn thịt người này…
    • Sau khi gặp Thị Nở
      • Sự chăm sóc quan tâm mộc mạc, chân tình của Thị đã đánh thức cái lương thiện trong người Chí
        • Lần đầu tiên Chí tỉnh trong suốt bao năm qua. Hắn còn cảm nhận được tiếng người qua lại kháo nhau giá vải hơn kém. Tiếng anh gõ mái chèo đuổi cá. Tiếng chim hót ríu rít.
        • Đặc biệt hắn cảm nhận được ánh nắng bên ngoài rực rõ trong khi bên trong túp lều mới chỉ hơi tờ mờ
        • Hắn nghĩ đến mình
          • Quá khứ:Từng mơ ước: Chồng quốc muớn cầy thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khán giả mua giăm ba sào ruộng làm
          • Hiện tại: Thấy mình già nua và cô độc
          • Tương Lai: Đói rét, ốm đau và cô độc (cái này còn sợ hơn cả đói rét ốm đau)
        • Lúc Thị Nở mang cháo hành (tâm trạng Chí Phèo: mắt ươn ướt,vui buồn, ăn năn)
          • Chí bắt đầu suy nghĩ rằng Thị có thể làm lành với hắn thì tại sao người khác lại không? Hắn muốn mọi người chấp nhận hắn vào thể giới của loài người. Thế giới của người lương thiện.
          • Hắn cảm nhận được tình yêu và nhớ về bà ba - người đàn bà cũng quan tâm đến hắn nhưng chỉ để thoả mãn dục vọng chứ yêu đương gì! (Trích: “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thôi à”)
        • Ăn nằm với Chí 5 ngày rồi bỗng đột nhiên về hỏi bà cô và ả đã mang hết những gì bà cô nói tát hết vào mặt Chí Phèo à Cuộc đời Chí Phèo là một bức tường cao, dày đặc chỉ có duy nhất một lối thoát nhưng bà cô của Thị Nở đã đứng đó và chặn lại. Chúng ta cũng không thể trách bà cô được. Vì bà cũng như bao người dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh rồi. Hôm nay linh hồn của hắn trở về nhưng không ai nhận ra
        • Chí Phèo rơi vào nỗi đau đớn tuyệt vọng. Hắn bị cả cái xã hội kia ruồng bỏ. Hắn uống rượu nhưng sao càng uống càng tỉnh ra. Hơi cháo hành ở đâu bỗng nhiên trở về. Hắn càng thấm thía nỗi đau. Rồi ôm mặt khóc rưng rức
        • Hắn hằn học đòi giết bà cô Thị Nở nhưng lại vác dao tới nhà Bá Kiến
      • Chí Phèo giết Bá Kiến rồi cũng dung dao kết liễu đời mình
      • Câu hỏi cuối câu chuyện: “Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi làm day dứt người đọc. Qua hình tượng Chí Phèo Nam Cao đã gián tiếp đặt ra câu hỏi to lớn ấy. Đó là vấn đề mang ý nghĩa xã hội, có tầm vóc lớn lao

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về nhân vật Chí Phèo
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích hành trình cuộc đời nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi". Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình. Chí "chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Chửi cũng là một cách để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Chí đã giết chết con quỷ dữ làng Vũ Đại đã làm hại đời anh. Chí không muốn sống nữa, vì giờ đây, ý thức về nhân phẩm đã trở về. Chí không thể sống kiểu lưu manh, không thể làm quỷ dữ, sống như thú vật được nữa. Chí Phèo đã chết bi thảm, quằn quại trên vũng máu của mình, chết trong tiếng kêu uất hận đau thương, đầy xót xa, ám ảnh. Anh ta đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời, khi cánh cửa cuộc đời đóng chặt trước mặt anh.

Chí Phèo là một hiện tượng lưu manh hóa ở nông thôn mang tính chất điển hình, có ý nghĩa kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đẩy người dân cày nghèo vào kiếp sống tối tăm thú vật, cướp đi của họ cả bộ mặt, cả linh hồn người. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: “Ai cho tao lương thiện?” là câu hỏi chứa chất phần uất, đau đớn, mãi mãi làm day dứt lòng người. Làm thế nào để con người được sống cuộc sống lương thiện, bình dị trong cái xã hội tàn bạo ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Với cảm quan hiện thực sắc sảo đặc biệt, Nam Cao đã vạch ra mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn và tình trạng tha hóa phổ biến trong cái xã hội vô nhân đạo đó. Truyện “Chí Phèo” vừa chứa chan tình cảm nhân đạo, vừa mang ý nghĩa triết lí sâu sắc được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật vô cùng độc đào, xứng đáng được coi là một kiệt tác.

Chúng tôi tin rằng, tài liệu trên đã giúp các em ôn tập và củng cố những kiến thức cần nắm khi phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao một cách thuận tiện và hiệu quả. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?