1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu đôi nét cơ bản và sơ lược về nhân vật chính:
- Liên là nhân vật trong truyện của Thạch Lam
- Tâm trạng của nhân vật Liên là tâm trạng trung tâm của truyện
- Tính cách và tâm hồn của nhân vật được thể hiện qua ánh mắt quan sát và những suy nghĩ khi sống tại một huyện nghèo.
- Là một nhân vật được tạo dựng với nhân vật có tâm hồn đẹp tiềm ẩn
b. Thân bài
-
Cô bé có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương.
- Yêu thiên nhiên
- Cảnh ngày tàn:
- Tiếng trống thu không
- Tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộng
- Tiếng muỗi vo ve
- Bầu trời hoàng hôn làm cô bé ưu tư hơn
- Quan sát cảnh phiên chợ tàn Liên cảm nhận được sự tiêu điều của vùng quê nghèo khó này
- Liên yêu mảnh đất này đến nổi thuộc luôn cả mùi cát bụi
- Liên tìm thấy ở vùng quê nghèo khó này có vẻ đẹp bình dị và đầy chất thơ
- Cảm nhận về cảnh đẹp buổi đêm rất trong trẻo
-
Tâm hồn của Liên luôn yêu thiên nhiên và có tình cảm đặc biệt với vùng đất nghèo này.
- Cảnh ngày tàn:
- Thông cảm cho nổi khổ của con người tại vùng đất nghèo
- Liên yêu và cảm nhận được cuộc sống cơ cực của người dân quê
- Ngoài đồng cảm với những người nghèo khó Liên còn cảm nhận được sự bế tắc tù đọng trong cuộc sống của người dân.
- Cái nhìn của Liên thấm đượm tình yêu sâu xa
- Yêu thiên nhiên
→ Một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, giàu tình yêu
-
Một cô bé có ước mơ và hướng tới tương lai
-
Tâm hồn luôn hướng về ánh sáng
- Trong màn đêm em luôn tìm một ánh sáng từ một nơi xa
- Liên ngước lên trời tìm những vì sao sáng
- Liên còn tìm ánh sáng với những ngọn đèn
- Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn hướng về nơi có ánh sáng
-
Hướng tới tương lai
- Liên cố thức đợi chuyến tàu để bán hàng, đó không phải là lí do, mà là em đợi tàu để được nhìn thấy một cuộc sống náo động, một nguồn sáng rực rỡ
- Con tàu như một cuộc sống khác, một thế giới khác
-
→ Cô bé đón tàu với tất cả niềm hân hoan và vui sướng
c. Kết bài
- Một tâm hồn ngây thơ trong sáng, yêu thiên nhiên, yêu con người
- Biết nhìn về tương lai và có mơ ước.
Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Gợi ý làm bài
Bài mẫu 1
“Hai đứa trẻ” là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam được bạn đọc biết đến nhiều nhất. Tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938). Truyện gây ấn tượng cho người đọc bởi văn phong nhẹ nhàng, giàu tình người tình đời. Ấn tượng khó quên trong lòng người đọc về thiên truyện ngắn này có lẽ là hình ảnh hai đứa trẻ mà cô bé Liên là nhân vật được nhà văn Thạch Lam tập trung khắc họa nhiều nhất.
Liên là cô bé mới tám tuổi, cái tuổi mà theo như người xưa nói “biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Nói đúng hơn là tuổi vô lo. Nhưng mọi điều đều ngược lại. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, Liên hiện lên với hình ảnh của một cô bé như già đi trước tuổi. Tuổi thơ chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Đối với tâm hồn thơ bé ấy, đoàn tàu đêm từ Hà nội về chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng cho một niềm đau.
Thầy Liên mất việc và đặt dấu chấm hết cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. Con phố nhỏ Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương nơi đón chị em Liên về là một nơi đói nghèo trong rơm rạ với những kiếp người bé nhỏ, lay lắt. Bản thân gia đình Liên cũng chẳng khá giả gì hơn: Mẹ làm hàng xáo, chị em Liên trông coi gian hàng tạp hóa nhỏ xíu với những thức hàng lặt vặt, ngày phiên mà chẳng bán được bao nhiêu?
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Thêm một chút gia vị cho tâm hồn liên, hình ảnh con Tàu đêm đến sẽ khiến cho những con người nơi đây kiếm thêm chút gì đó, và Liên cũng thế. Chị em Liên cũng thao thức chờ cho đến khi tàu tới mới thôi. Và cũng chính con tàu là nguồn sáng đưa hai chị em sống về những kí ức thời còn sung sướng, được đi chơi và uống những thức uống xanh đỏ. An đã ngủ rồi, Liên cứ ngồi trên chõng mong đợi thao thức.
Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt của những người nơi đây, khi họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn còn chị em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những niềm vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về chính vì thế mà cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu. Ánh mắt của Liên tập trung vào ánh sáng của tàu, ánh sáng đó như mở ra bao nhiêu kí ức kỉ niệm, cũng là niềm khát khao của cô khi muốn theo những ánh sáng đó tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này sẽ rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi ánh mắt Liên nhìn cho tới khi ánh sáng đó chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta càng hiểu thêm điều đó. Dù không bán được gì, hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi tàu là mong đợi những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua…
Chỉ là một cô gái nhỏ nhưng tâm hồn của cô chẳng khác gì một thiếu nữ trưởng thành, cùng với đó là sự nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn mà không phải ai cũng có. Sự yêu thương cảm thông và cả những ước mơ lẫn kí ức đẹp đẽ đa tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt, qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam. Khi miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc đối với những nhân vật nhỏ bé của mình.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)