Về tác giả Hoài Thanh
"Hoài Thanh viết báo từ 1930 trên các tờ: Phổ Thông, Dân Chúng, La Gazette de Huế, Tràng An... Trong những năm từ 1935 đến 1939, ông cùng với một số văn nghệ sĩ như Thiếu Sơn, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều và một vài người khác đã tranh luận với Hải Triểu vể quan điểm nghệ thuật. Năm 1936, ông viết cuốn Văn chương và hành động, cuốn sách bị chính quyền thực dân Pháp cấm lưu hành. Từ đó ông chuyển sang dạy học ở các trường Phú Xuân, Thuận Hóa (Huế). Vào những năm từ 1941 đến 1944, ông vừa viết báo Tràng An, vừa cùng với Hoài Chân (em trai - tên thật là Nguyễn Đức Phiên) hoàn thành cuốn Thi nhân Việt Nam (1932 - 1941). Đây là một cuốn sách nhằm tổng kết và đánh giá phong trào Thơ mới trong suốt 10 năm kể từ khi phong trào mới ra đời cho đến khi đạt được những thành tựu rực rỡ. Trong cuốn sách, ngoài phần tiểu luận Một thời đại trong thi ca cùng với phần Cung chiêu anh hồn Tản Đà - "người của hai thế kỷ", là phần tuyển chọn và giới thiệu 45 nhà thơ cùng 165 bài thơ của họ. Chính tác giả cho biết ông đã phải xem 50 quyển thơ và đọc tất cả một vạn bài thơ để rồi cuối cùng tuyển chọn chỉ có được con số như vậy. Điều đó cho thấy cách làm việc nghiêm túc, cẩn trọng công phu đến mức nào. Nếu không có một tình yêu say đắm đối với thi ca sẽ không thể nào hoàn thành nổi một công trình xuất sắc đến vậy.
Sự phân biệt giữa thơ mới và thơ cũ: Tác giả không bỏ qua những dấu hiệu thuộc hình thức thể loại, mặc dù rất quan trọng; song ông đặc biệt chú trọng đi tìm nguyên nhân gốc có ý nghĩa quyết định sự thay đổi của thơ ca. Theo ông sở dĩ có cách tân từ thơ cũ sang thơ mới, đó chính là vì quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi kéo theo nội dung trữ tình của thơ cũng thay đổi. Cách làm này của Hoài Thanh không chỉ đúng về mặt phương pháp luận nhằm đánh giá, cắt nghĩa sự thành công hay thất bại của một phong trào văn học, mà còn tỏ ra rất biện chứng trong cái nhìn về mối quan hệ giữa phương tiện nội dung và phương tiện hình thức của một thể loại văn học (mà ở đây là thơ ca).
Khi lý giải sự thành công của phong trào Thơ mới, tác giả đã đặt Thơ mới vào trong dòng chảy của thơ ca dân tộc, tức là ông đã nhìn ra mối liên hệ hữu cơ giữa hiện tại và quá khứ (nói theo cách nói của nhà thơ Xuân Diệu, đó chính là “văn mạch dân tộc”). Cùng với ưu điểm được nhắc tới trên kia, chứng tỏ tác giả đã nắm vững và làm chủ một số thao tác cơ bản, quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong khoa học đặc thù - khoa học văn chương nói riêng.
---Để tham khảo đầy đủ bài văn mẫu Đôi nét về tác giả Hoài Thanh và tập sách Thi nhân Việt Nam, các em vui lòng tải về máy---
Về tập sách Thi nhân Việt Nam.
"Công trình vừa là hợp tuyển, vừa là nghiên cứu phê bình về phong trào Thơ mới Việt Nam do Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn; Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Hà Nội, 1942.
Tập sách mở đầu bằng tấm ảnh và bài viết trân trọng: "Cung chiêu anh hồn Tản Đà". Sau đó đến tiêu luận nghiên cứu về phong trào "Thơ mới" nhan đề Một thời đại trong thi ca, rồi đến phần chủ yếu: giới thiệu và tuyển thơ của 44 thi sĩ "Thơ mới". Sách kết thúc bằng bài bạt nhan đề Nhỏ to... là lời tâm sự của hai tác giả xung quanh việc biên soạn bộ sách. Việc đặt Tản Đà mở đầu bộ hợp tuyển .về "Thơ mới" là có nhiều ý nghĩa. Lớp thi sĩ "Thơ mới" sau khi đấu tranh gay gắt với thơ cũ - rất gần gũi với họ, họ coi Tản Đà là người đàn anh "dã dạo những bản đàn mờ đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì". Suy tôn Tản Đà, họ muốn "Thơ mới" dược nối liền với truyền thống" "Có Tiên sinh, người ta sẽ thấy rõ chúng tôi không phải là những quái thai của thời đại, những đứa thất cước không có liên lạc gì với quá khứ của giống nòi".
Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận nghiên cứu cồng phu và khá toàn diện, sâu sắc về phong trào "Thơ mới". Bài viết đề cập đến nhiều vấn đề: nguồn gốc "Thơ mới", cuộc tranh luận "Thơ mới" - "Thơ cũ", vài nét về con dường mười năm phát triển của "Thơ mới", đăc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của "Thơ mới", tinh thần cốt lõi của "Thơ mới" và tấn bi kịch cùa cái "tỏi"... ơ mỗi vấn dề dểu có những ý kiến sắc sảo, thấu đáo. Dễ hiểu là tác giả tiếu luân chưa nhận thức và lí giải thật khoa học mọi khía cạnh một hiên tượng văn học phức tạp như phong trào "Thơ mới". Bài viết cho ràng nguồn gốc sâu xa của "Thơ mới" là sự tiếp xúc phương Tây, mà. chưa thấy rằng phải tìm nó trước hết trong dời sống tinh thần xã hội Việt Nam đương thời. Bài viết có nói khá chính xác, thấm thìa về sự dổi thay sâu sắc trong cảm quan của thế hê thanh niên Tây học, sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, đưa đến sự ra đời của "Thơ mới" song chưa nói đến một yếu tỏ khá quan trọng liên quan đến sự hình thành và dặc điểm của "Thơ mới": tâm trạng của lớp thanh niên trước thời cuộc đcn tối những năm 1930 - 1932, dẫn đến nhu cầu tìm vào cái "tôi". Việc chia "Thơ mới” thành ba dòng - dòng thơ Pháp, dòng thơ Đường, và dòng thơ Việt - không thật thoả đáng, không những vì "sự thực ba dòng ấy không có cách biệt rõ ràng như thế" như tác giả cũng nhận thấy, mà còn vì cách phân loại ấy nặng về hình thức, không phản ánh thật đúng đắn, sâu sắc bộ mặt và quy luật phát triển của "Thơ mới".
Đoạn nói về "tinh thần Thơ mới" trong tiểu luận tuy ngắn nhưng khá xác đáng. Người viết cho rằng "vé đại thể, tinh thần Thơ mới có thể gồm lại trong chữ "tôi" với "một quan niệm mới chưa từng thấy ờ xứ này: quan niệm cá nhân?". Và bài viết đã nói thấm thía về cái tôi "khổ sở", "thâm hại" đó của "Thơ mới": "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu, càng thấy lạnh..." Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước". Và tác giả đã viết một cách trán trọng, cảm tfông về lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ của các nhà "Thơ mới": "Bi kịch ấy gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kí đã chia sẻ vui buồn với cha ông... Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng".
---Để tham khảo đầy đủ bài văn mẫu Một thời đại trong thi ca, các em vui lòng tải về hoặc xem trực tuyến---
Quan niệm phê bình thơ
"Nếu xem thơ, bạn thấy mệt, ấy là lỗi tự bạn. Quyển sách này không phải sạch xem hết một lần. Và bạn cũng nên nghĩ rằng, tuy còn bỏ sót nhiều, ít ra tôi cũng đã xem năm mươi quyển thơ như quyển này. Lắm khi xem một trăm bài thơ, chỉ có một bài trích được. Tôi đã đọc tất cả một vạn bài thơ và trong số ấy có non một-vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ ấy là điều tôi rất mong mỏi.
Vậy nếu trong quyển này ít khi tồi nói đến cái dở, bạn hãy tin rằng không phải vì tôi không thấy cái dở. Nhưng tôi nghĩ rằng đã dở thì không tiêu biểu gì hết. Đặc sắc mỗi nhà thơ chỉ ở trong những bài hay. Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn. Những tâm hồn không lối vào, những tâm hồn bựng bít, thì tôi còn biết gì mà nói. Chủ nhân không mở cửa - tôi đành chịu đứng ngoầi. Cho nên gặp thơ hay, tôi triền miên trong đó. Tôi ngâm đi ngâm lại hoài, cố lấy hổn tồi dể hiểu hồn người. Thỉnh thoảng có nói đến cái dở là cũng cốt cho nổi cái hay mà thôi. Chứ dở thì giữa đời thiếu gì mà phải đi tìm trong thơ! Nói chắc bạn không tin, nhưng thực tinh tôi chẳng muốn chê ai mà cũng chẳng muốn khen ai. Tôi chỉ muốn hiểu cho đúng - không phải cho đủ - hình sắc các hồn thơ.
Và như thế tôi đã phải cố gắng nhiều lắm. Vì trong các nhà thơ cũng nhiều người tôi đã găp giữa đời. Có người thơ tuyệt đẹp mà đối với tôi lại toàn nhữnc cử chỉ rất mực xấu xa. Họ phũ phàng, họ nhỏ nhen... Nhưng thôi, tôi nói ra làm gì. Những cử chỉ xấu kia là bề ngoài; phần sâu sắc nhất trong tâm hồn họ đã ghi lại nơi những vần thơ đẹp. Tôi tin như thế. Đừng ai làm tôi hết lòng tin.
Trái lại, có những nhà thơ tử tế với tôi vô cùng mà thơ của họ tôi lại chỉ thích... có hạn.
Nếu bảo rằng tôi không ái ngại người này, không khinh ghét người kia, thì e không thực. Nhưng ái ngại hay khinh ghét, khi xem thơ tôi chỉ biết có thơ. Tôi không hề nghĩ đến danh vọng của người hay của tôi. Danh vọng quý thật, nhưng còn có điều quý hơn danh vọng, quý hơn hết thảy: lòng ngay thẳng, mà ít nhất cũng phải giữ trọn trong văn chương.
Bạn chớ tìm tất cả những điều tôi nói trong những bài thơ tôi trích. Những điểu ấy đồi khi chỉ có trong những bài không trích. Muốn hiểu rõ tôi nói có đúng hay không bạn phải xem trọn thơ từng người một. Và phải xem kỹ. Hầu hết những bài thơ hay, có đọc đi đọc lại nhiều lần mới thấy hay."
(Theo Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988)
Hy vọng bài văn mẫu có thể giúp các em hiểu rõ hơn về tác giả Hoài Thanh cũng như tác phẩm Thi nhân Việt Nam với tiểu phẩm Một thời đại trong thi ca trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Ngoài ra, để củng cố kiến thức trọng tâm của bài Một thời đại trong thi ca, các em có thể tham khảo thêm tài liệu soạn bài Một thời đại trong thi ca của Chúng tôi.