Đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Về tác giả Hàn Mặc Tử

...“Mai sau, những cái tầm thường, mực thước sẽ biến đi và còn lại của thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử...”.

Chế Lan Viên

(Tạp chí Ngày mới, 23-11-1940)

... “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình...”.

Chẽ Lan Viên

(Tuyển tập Hàn MặcTử, NXB Văn học, 1987)

... “Để xoa dịu tâm hồn đau khổ, anh ba của Tử cũng phát tiết. Bệnh càng tăng, nỗi đau khổ càng day dứt, thấm thìa, thơ Tử càng thêm sức mạnh, càng thêm dồi dào, và rào rạt phun ra những “luồng sóng điện nóng ran”, “những tia sáng xôn xao”, thoát ra những “tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú”.

Những bài thơ tân kỳ xuất hiện.

Đọc những bài thơ như Trường tương tư hoặc Hồn là ai thì chúng ta cũng có thể cảm thông được nỗi đau đớn của Tử. Nguồn cảm hứng của Tử đã phát xuất tận trong đáy hồn đau khổ vô biên, và tuôn ra - như lời Tử nói - khi máu cuồng rền vang dưới ngòi bút. Nó gây nơi chúng ta một cảm giác lạ lùng và rờn rợn. Nó đưa chúng ta vào “một vườn hoa rộng rinh, không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.

Bên cạnh nỗi đau khổ vì bệnh tật, còn thêm nỗi buồn thương vì phải sống xa gia đình, xa bè bạn, trong những nơi quạnh vắng đìu hiu!

Cảnh bơ vơ trơ trọi cũng dày vò tâm trí Tử đến cùng cực và gây cho thơ chàng một bầu không khí buồn chán vừa thấm thìa, vừa mênh mông!

--Để tham khảo đầy đủ bài văn mẫu Đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, các em vui lòng tải về máy---

Về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

... “Về cái tên Vĩ Dạ có tí này vui. Tình cờ đọc Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, thấy ông hay nhắc ông em Miên Trinh biệt hiệu là Vĩ Dã (V7 Dã chữ Hán có nghĩa là Đồng Lau, cũng như Lộc Dã là Đồng Nai), nhưng giọng Huế đọc thành Vĩ Dạ, và cứ thế lưu truyền. Xưa kia có thể đây là một vùng còn là lau sậy nên mới có tên ấy. Nhưng đến thời có câu chuyện tình trong bài thơ này - hồi trước Cách mạng tháng Tám - thì đây là một xóm làng trù mật, dòng họ nhà vua có nhiều gia đình ở đây. Người Huế hay gọi là phủ Tùng Thiện, phủ Tuy Lý của hai ông hoàng tước vương là Miên Thẩm, Miên Trinh có tiếng ở làng này là vậy. Vĩ Dạ khá tiêu biểu cho đất đế đô. Nó nằm sát bờ sông Hương, nhìn qua Cồn Tiên, cù lao giữa sông, cách có mấy con sào, từ đầu cầu Trường Tiền đi theo con đường xuống cửa Thuận chỉ mấy trăm thước. Vườn tược đúng là xanh mướt những thanh trà (một thứ bưởi rất ngon và rất thanh), những đào tiên (tức roi ở Bắc và mận ở Nam), những cam, chanh, quýt, và cau vút cao, tạo thế cân bằng hội họa cho bức tranh um tùm nơi mặt đất. Đặc biệt không vườn nào, dù nghèo nhất lại thiếu một mảnh cây kiểng (cây cảnh) trước sân, khách đến là gia chủ đón cười với khách trước khi khách được tiếp bằng hớp trà uống trong cái chung (cái chén) nhỏ xíu... Nhỏ nhẹ thanh trong, kín đáo, lịch sự từ giọng nói trở đi, từ cô hàng thanh trà đến các bậc cao sang... Đó là Huế, đó cũng là Vĩ Dạ...

... Cứ đầu đề bài thơ thì đây là một bài nói về thôn Vĩ Dạ, nếu không cũng tả cảnh thôn ấy. Dĩ nhiên có những nét của đất trời ở thôn, nhưng là qua ký ức tác giả và lấy mối tình giữa nhà thơ và cô Hoàng Thị Kim Cúc làm nền. Nhà thơ hồi học trường Dòng hoặc cuối năm 1936 ra Huế tặng sách bạn bè có thể đã về thăm Vĩ Dạ. Nhưng tới lúc làm bài thơ này thì nhà thơ đã biết mình bệnh gì rồi và mối tình kia chắc chắn bị ảnh hưởng không nhẹ. Nét tơi, nét duyên trong cảnh còn đó - ở khổ 1 - những nét chia ly, buồn bã hiện ngay ở khổ 2. Thậm chí con thuyền trăng trên sông có sáng lên một tý, nhưng không tránh được vẻ xa xôi, mơ màng, chừng như muốn lành lạnh. Khổ thứ 3 thì đâu còn là cảnh đất trời Vĩ Dạ. Nó đã ngả màu ma mị, phất phơ trong sương khói, trong mơ.

Vậy thì bài thơ này muốn bảo với người đọc điểu gì? Chắc chắn có cái đẹp của một làng tiếng tăm đất đế đô, đẹp đất trời, cây trái, đẹp nết, đẹp tài của con người. Chắc chắn cũng đẹp tình, bởi nàng thơ của Hàn Mặc Tử không chỉ gợi cảm cho bài này mà còn nhiều bài khác. Tình tha tình thiết chứ chẳng phải chuyện gió thoảng mây bay. Tất cả đều đẹp như một ước mơ. Nhưng hãy xem. Từ đầu chí cuối bài thơ đều hằn lên một chữ không, nếu không thì một chữ trống không, một sự nghi ngờ. Mở bài là “Sao anh không về”, tiếp theo là “Gió theo lối gió, mây đường mây” để lại một khoảng trống không ở giữa. Rồi “Có chở trăng về kịp tối nay” là mở ra một lỗ hổng mênh mang như một hoài nghi không sao giải nổi. Đến “Áo em trắng quá nhìn không ra” là sự hụt hẫng xót xa, bàng hoàng. Và cuối cùng “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà?” thì người cũng xóa mờ mà tình cũng rơi vào nghi hoặc. Vậy thì biết bám víu vào đâu? Những gì đẹp nhất, ước mơ tuyệt vời nhất đều tuột khỏi tay hết. Cái bệnh quái ác đã cắt ngang tất cà. Phải vậy chăng? Ai cấm nhà thơ mang tất cả bên mình vào cõi bên kia? Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không cũng điệu tươi, nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộc hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đương ở trong miếng đất của lãng mạn. Bài thơ này và một số bài khác vốn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập Thơ điên.

Mong rằng bài văn mẫu Đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có thể giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tác giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Để chuẩn bị bài cũng như củng cố kiến thức tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài tổng hợp Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử. Bài tổng hợp sẽ tổng ôn lại những nét chính về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, gợi ý hướng dẫn soạn bài.

Một số bài văn mẫu liên quan:

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?