Diện tích hình bình hành

Để giúp các em học sinh lớp 4 chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập lại bài học một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi xin giới thiệu đến các em bài học Diện tích hình bình hành.  Bài học được biên soạn đầy đủ nội dung gồm phần kiến thức cần nhớ và hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK . Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

  • DC là đáy của hình bình hành.

     AH vuông góc với DC.

     Độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.

  • Cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép như hình vẽ để được hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình chữ nhật ABIH là a × h.

Vậy diện tích hình bình hành ABCD là a × h.

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

                                                 S = a × b

      (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành).

1.2. Giải bài tập Sách giáo khoa trang 104

Bài 1: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau

 

Hướng dẫn giải:

  • Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

                                              S = a x h

           (S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).

Hình bình hành thứ nhất có diện tích là:

             9 x 5 = 45 (cm2)

Hình bình hành thứ hai có diện tích là:

             13 x 4 = 52 (cm2)

Hình bình hành thứ ba có diện tích là:

              9 x 7 = 63 (cm2)

Bài 2: Tính diện tích của

a) Hình chữ nhật :                                               b) Hình bình hành :

                                    

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình chữ nhật là:

         10 x 5 = 50 (cm2)

Diện tích hình bình hành là:

         10 x 5 = 50 (cm2)

Nhận xét : Hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau.

Bài 3: Tính diện tích hình bình hành, biết 

a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm.

b) Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.

Hướng dẫn giải:

a) 4dm = 40cm

Diện tích của hình bình hành là :

       40 x 34 = 1360 (cm2)

b) 4m = 40dm

Diện tích của hình bình hành là:

       40  x 13 = 520 (dm2)

1.3. Giải bài tập Sách giáo khoa Luyện tập trang 104, 105

Bài 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.

Hướng dẫn giải:

Các cặp cạnh đối diện :

- Trong hình chữ nhật ABCD là : AB và CD, BC và AD. 

- Trong hình bình hành EGHK là : EG và HK, GH và EK.

- Trong hình tứ giác MNPQ là : MN và PQ, NP và MQ.

Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu)

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112 (cm2)

 

 

Hướng dẫn giải:

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112 (cm2)

14 x 13 = 182 (dm2)

23 x 16 = 368 (m2)

Bài 3: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là : 

                    P = (a + b) x 2    (a và b cùng một đơn vị đo) 

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết :

a) a = 8cm ;   b = 3cm;

b) a = 10dm;  b = 5dm.

Hướng dẫn giải:

a) Nếu a = 8cm ; b = 3cm thì chu vi hình bình hành là : 

         P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm)

b) Nếu a = 10dm; b = 5dm thì chu vi của hình bình hành là :

         P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm)

Bài 4: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của mảnh đất đó ?

Hướng dẫn giải:

Bài giải

Diện tích của mảnh đất đó là:

        40 x 25 = 1000 (dm2)

                            Đáp số : 1000 dm2

Hỏi đáp về Diện tích hình bình hành

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?