Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai qua bài thơ Tương tư - Nguyễn Bính, Chúng tôi mời các em tham khảo thêm video bài giảng hướng dẫn tìm hiểu bài thơ Tương tư của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu, dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về tâm trạng, cảm xúc của chàng trai được thể hiện xuyên suốt bài thơ. Từ đó, có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn phân tích tâm trạnh nhân vật này được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính và bài thơ Tương Tư
- Dẫn dắt vào vấn đề: diễn biến tâm trạng của chàng trai
- Khái quát chung
- Xuất xứ: trích từ tập “Lỡ bước sang ngang”
- Thể thơ: lục bát truyền thống
- Đề tài: Tương tư chính là dạng thức sống động nhất của tình yêu, một tâm hồn đang nhớ, một trái tim đang yêu. Vì những lẽ đó thơ viết về tương tư rất nhiều và dễ tìm được niềm đồng cảm của con người nói chung của những cõi lòng trẻ nói riêng.
- Nội dung
- Nỗi nhớ mong, da diết khắc khoải của chàng trai
- Mở đầu, tác giả viết: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Một người chín nhớ mười mong một người”
- Tác giả đã trực tiếp dùng từ “nhớ” đế diễn tả nỗi nhớ. Việc lặp lại từ nhớ cộng với việc sử dụng từ chỉ số nhiều “chín”, “mười” có tác dụng làm cho nỗi nhớ tăng lên gấp bội lần. Nói cụ thể hơn là người thôn Đoài nhổ người ở thôn Đông hay chính là người con trai ở thôn Đoài nhớ người con gái ở thôn Đông nhiều, nhiều lắm.
- Nỗi nhớ da diết khắc khoải đơn phương dẫn đến người con trai mắc bệnh tương tư. Người con trai đã chân thành nói về căn bệnh của mình: “Gió mưa là bệnh của trời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
- Gió mưa là quy luật của tự nhiên của đất trời, còn người con trai yêu nhưng không được người con gái đáp lại nên người con trai bị bệnh tương tư.
- Lời trách móc nhẹ nhàng của chàng trai: “Hai thôn chung lại một làng,/ Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?/ Ngày qua ngày lại qua ngày/ Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
- Việc chàng trai chờ đợi không chỉ trong ngày một ngày hai mà sự chờ đợi trải dài theo thời gian “ngày lại qua ngày”, “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”, Thời gian cứ trôi, vạn vật cứ thay đổi còn người con gái thì vẫn vắng bóng. Càng chờ, càng vắng bóng, chàng trai càng băn khoăn: “ Bảo rằng cách trở đò ngang/ Không sang là chẳng đường sang đã đành./ Nhưng đây cách một đầu đình/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...”
- Tác giả đã dùng một loạt từ có nghĩa khắng định chỉ sự gần gũi về mặt không gian: không “cách trở đò ngang”, chí “cách một đầu đình” đế chĩ sự cách trở xa xôi về tình cảm “mà tình xa xôi”. Thà rằng cách đò ngang hay cách núi cách sông người con gái không sang chơi nhà người con trai đã đành. Nhưng ở đây, không gian cách xa chỉ là một đầu đình. Ấy vậy, mà “nàng” cũng không sang thăm “chàng”. Như vậy, người con trai không băn khoăn, không hờn trách sao được.
- Nỗi đợi chờ khắc khoải của chàng trai: “Tương tư thức mấy đêm rồi,/ Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!/ Bao giờ bến mới gặp đò?/ Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”
- Càng yêu thương, càng trách móc, người con trai lại càng khắc khoải đợi chờ. Ai thấu cho nỗi lòng này? Ai biết cho sự thao thức đợi chờ này? Dấu chấm than cuối câu thay cho lời bộc bạch nỗi niềm.
- Hơn thế nữa, từ “bao giờ” cộng với dấu chấm hỏi cuối câu càng diễn tả sâu sắc hơn nỗi đợi chờ khắc khoải đến tuyệt vọng của chàng trai. Sự đợi chờ như dài mãi, dài mãi bởi từ “bao giờ” chẳng có giới hạn cụ thể về mặt thời gian.
- Ước mơ lứa đôi xum vầy của chàng trai
- Bốn câu thơ cuối bài không chỉ nói lên nỗi nhớ mong của chàng trai mà còn nói lên ước mơ đôi lứa được xum vầy: “Nhà em có một giàn trầu/ Nhà anh có một hàng cau liên phòng./ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
- Chỉ trong hai dòng thơ cuối mà tác giả sử dụng hai biện pháp nghệ thuật tu từ. “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” là biện pháp nghệ thuật hoán dụ. Lấy thôn Đoài chỉ người thôn Đoài, lấy thôn Đông chỉ người thôn Đông chính là phép tu từ hoán dụ. Còn câu “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” là hình ảnh ẩn dụ. Bởi vì người đang yêu nhau cũng có những điếm tương đồng với quan hệ giữa trầu và cau. Đó là những quan hệ giữa những vật gắn bó khăng khít với nhau, tồn tại vì nhau, cho nhau, khi hoà hợp thì trở nên thắm thiết. Quan hệ tương đồng là cơ sở của mọi ẩn dụ. Điều đáng chú ý là trong câu thơ này, đích của người nói hướng về người mình yêu, nhưng người đó lại dùng cách nói bâng quơ, lấp lửng. Câu thơ đã bộc lộ niềm ước mơ duyên đôi lứa sắt son, bền chặt của chàng trai.
- Nỗi nhớ mong, da diết khắc khoải của chàng trai
c. Kết bài
- Những nhận xét, cảm nhận chung nhất về tâm trạng của chàng trai được thể hiện qua bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính
Gợi ý làm bài
Nguyễn Bính, một nhà thơ mới luôn tha thiết với những giá trị cổ truyền và tìm về với cội nguồn dân tộc để thổi vào những cung bậc cảm xúc của mình một hồn quê đậm đà, chân chất. Nếu như ở Huy Cận, chúng ta nhận thấy được sự ảnh hưởng của thể thơ lục bát cổ điển thì Nguyễn Bính lại là đại diện cho thể thơ lục bát dân gian mà bài thơ “Tương tư” là một minh chứng tiêu biểu. Với những ngôn từ giản dị, hình ảnh mộc mạc, bài thơ đã tả được tâm trạng tương tư của chàng trai quê với những cung bậc cảm xúc, những diễn biến tâm lý đa dạng nhưng cũng vô cùng chân thành và bình dị.
“Tương tư”, một cảm xúc, một căn bệnh khó lòng mà tránh khỏi của những người đang yêu, đặc biệt là những buổi đầu, những khi mà tình yêu còn e ấp trên môi, chưa dám tỏ bày. “Tương tư” thường được hiểu là tâm trạng nhớ nhung, mong ngóng của đôi trai gái khi yêu, nhưng trong thực tế, diễn biến tâm trạng này chỉ xảy ra ở một phía mà cụ thể trong bài thơ này, đó là tâm trạng nhớ mong của chàng quê chất phác:
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Suốt bài thơ, chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh đậm chất dân gian, đơn giản, mộc mạc mà có sức gợi tả, gợi cảm mạnh mẽ. Những hình ảnh ấy luôn song đôi với nhau: “thôn Đòai – thôn Đông”, “bến – đò”, “hoa – bướm”, “trầu – cau”,… và ngày càng tăng tiến trong việc thể hiện sự giao hòa, gắn kết với nhau phù hợp với việc miêu tả tâm trạng tương tư diễn biến phức tạp của chàng trai. Cũng qua những hình ảnh đó mà phong cách thơ của Nguyễn Bính cũng được bộc lộ và làm rõ, một phong cách thơ đậm “hồn quê” và thiết tha với những giá trị cổ truyền của dân tộc đang dần dần mai một lúc bấy giờ. Đọc “Tương tư”, chúng ta như đọc mộ bài ca dao dài vậy, cũng những hình ảnh quá đổi bình dị và thân quen, cùng lối viết giản dị và mộc mạc, cũng thể lục bát dân gian cô đọng mà giàu sức gợi tả. Tẩt cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hồn thơ, một phong cách thơ rất Nguyễn Bính.
“Tương tư”, một thi phẩm xuất sắc có sức phổ cập rất lớn trong nhân dân. Bằng nét chung rất riêng và cũng là nét riêng rất chung của ngòi bút Nguyễn Bính, bài thơ đã thể hiện một cách chân thực, bình dị diễn biến của một tâm trạng tương tư: nhớ mong, bồn chồn, hờn giận, trách móc và khát khao giao hòa gắn kết. Từ đó bài thơ đã nâng lên, trở thành tinh hoa của văn học dân gian, thể hịên cái đẹp đẽ, đáng yêu của mối tình quê thắm thiết, bình dị.
Mong rằng, với tài liệu văn mẫu diễn biến tâm trạng của chàng trai qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính trên, các em đã có thêm những cảm nhận sâu sắc về bài thơ Tương tư trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em học tốt hơn bài thơ với tài liệu này.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)