Đề thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Quảng Nam

      SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM                                                                        ĐỀ THI VÀO LỚP 10

                                                                                                                      NĂM HỌC: 2019 -2020

                                                                                                                            MÔN: Ngữ Văn

Câu 1. (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(...) Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. 

(Kim Lân - Làng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 162,163)

a. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong mỗi câu sau:

  • Ô, sao mà độ ấy vui thế.
  • Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm.

b. Nêu ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của đoạn trích. 

Câu 2. (3.0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận ngắn giải thích câu ngạn ngữ:

Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào.”(Ngạn ngữ Hy Lạp) 

Câu 3. (5.0 điểm)

ĐỒNG CHÍ 

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

 Anh với tôi đôi người xa lạ. 

 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 

Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí! 

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay 

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. 

Áo anh rách vai 

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá 

Chân không giày 

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 

Đêm nay rừng hoang sương muối 

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 

Đầu súng trăng treo.

1948

(Chính Hữu – Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ trên.

...............HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢ CHI TIẾT

Câu 1. (2.0 điểm)

a.

  • Ồ, sao mà độ ấy vui thế. => Thành phần biệt lập cảm thán: Ồ
  • Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. =>Thành phần biệt lập: Tình thái: chắc còn là khướt lắm

b.

  • Nội dung của đoạn trích: Là dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão khi ông nghĩ về cái làng của ông: nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em; cũng hát hỏng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày; muốn về làng, muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, …; nhớ làng, nhớ cái làng quá.
  • Ý nghĩa: Thể hiện cái tình yêu làng của nhân vật ông Hai.

Câu 2. (3.0 điểm)

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài

  • Những người có trình độ học vấn cao thường đạt những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng ko mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, nghiên cứu...
  • Ngạn ngữ:"..."

2. Thân bài

a) Ý nghĩa của câu ngạn ngữ

  • Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
  • Con đường đi tới học vấn luôn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay )
  • Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người (quả ngọt)
  • Phải nhìn thấy cả 2 mặt của vẫn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.

b) Khẳng định chân lí của câu ngạn ngữ

  • Có học vấn thì con ngưòi mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, và nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
  • Muốn có học vấn thì phải không ngừng nỗ lực. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh ... Tư duy con người phải hoạt động căng thẳng. lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
  • Trong thực tế, học tập và nghiên cứu , chúng ta thường gặp ngững vấn đề phức tạp, đòi hỏi một tinh thần cố gắng liên tục, phải tranh thủ thời gian, dồn hết tâm huyết.... Thăng ko kiêu, bại không nản
  • Xưa nay, nhiều ngưòi vừa lao đọng kiếm sống vừa học tập. Môt tấm gương tiêu biểu là Bác Hồ (cái này tự phân tích nha bạn)
  • Lấy thêm dẫn chứng

              -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

 

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn của Sở GD&ĐT  Quảng Nam. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. 

                                                                                           ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?