Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Tân Hưng

ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2019-2020

CÁC ĐỀ TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

ĐỀ 1: Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Trình bày suy nghĩ của em vế vấn đề trên.

                                                                    Gợi ý làm bài

a. Mở bài

HS biết cách dẫn dắt, giới thiệuvấn đề: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

vd: Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ có “ biển bạc” mà còn cả “ rừng vàng”. Rừng mang laị cho con người những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa thực tế đã cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn chính là cuộc sống của chúng ta.

b. Thân bài

1. Thực trạng

  • Rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn chặt phá rừng bừa bãi:
  • Diện tích đất rừng đang bị thu hẹp dần để phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp
  • Lâm tặc ngày càng lộng hành, sẵn sàng chống lại cơ quan chức năng khi bị tấn công .
  • Khai thác các khoáng sản bừa bãi cũng là nguyên nhân thu hẹp diện tích đất rừng.
  • Cháy rừng xảy ra hàng năm .

2. Nguyên nhân

  • Ý thức bảo vệ rừng của người dân còn kém.
  • Vì cái lợi trước mắt của riêng cá nhân mà họ sẵn sàng tàn phá rừng.
  • Lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, một phần bị tha hóa đạo đức. Chính họ là những người tiếp tay cho bọn lâm tặc lộng hành.
  • Chưa xử lí nghiêm những trường hơp vi phạm.

3. Tác hại:

  • Đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và tính mạng con người
  • Mất cân bằng sinh thái
  • Thiên tai xảy ra
  • Làm thay đổi khí hậu ( phân tích dẫn chứng)

4. Khắc phục

  • Nâng cao ý thức người dân
  • Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm
  • Trồng cây gây rừng

c. Kết bài (1đ) :

  • Khẳng định việc bảo vệ rừng là cần thiết.
  • Liên hệ bản thân.

Đề 2: Xã hội luôn đan xen giữa cái xấu và tốt. Có thể một lúc nào đó trong cuộc sống bộn bề này, chúng ta thấy được những con người luôn sống vì cộng đồng. Hành động đó sẽ được xã hội ca ngợi và Nguyễn Thành Long cũng góp phần tôn vinh những con người ấy qua đoạn trích Lặng lẽ SaPa . Em hãy phân tích những vẻ đẹp của anh thanh niên để thấy rằng ở anh có nhiều nét đẹp mà ta cần phải học hỏi.

Gợi ý bài làm

a. Mở bài

  • Biết cách dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật anh thanh niên.
  • Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Truyện của ông nhẹ nhàng, trong trẻo, thường pha chất kí và giàu chất thơ. Lặng lẽ SaPa là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông mang phong cách này.
  • Anh thanh niên, nhân vật chính của truyện, là chàng trai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

b. Thân bài

1. Giới thiệu chung

Đây là nhân vật chính trong truyện. Anh không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với các nv khác. Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để lại ấn tượng cho các nv về anh, rồi anh khuất lấp vào mênh mông mây mù và cái lặng lẽ muôn thưở của SaPa, và mọi người thấm thía điều nhà văn nói:” Trong cái lặng im của SaPa, dưới những dinh thự cũ kĩ của SaPa, SaPa mà người ta chỉ nghe tên, người ta đã nghỉ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ vậy cho đất nước. Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn, suy nghĩ và đánh giá của các nv. Qua cái nhìn và cảm xúc mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và đáng mến hơn.

2. Hoàn cảnh sống và làm việc

Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng sống giữa “ bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, công việc của anh là “ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, cụ thể là” đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động đất” nhằm “ phục vụ sản xuất , phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đều đặn và có tinh thân trách nhiệm cao. Nếu không làm được điều này thì hậu quả thật khôn lường khi dự báo không chính xác. Dù nửa đêm, dù rét buốt hay mưa tuyết vẫn phải ra vường làm đủ các việc theo quy định. Công việc ấy có nhiều gian khổ.”Gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng”, “chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng”. Tuy nhiên cái gian khổ của công việc vẫn không đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống: đó là sự cô đơn, vắng vẻ. Cô đơn đến mức “thèm người quá” đến nỗi thỉnh thoảng phải lấy cây chặn đường, dừng xe khách để gặp gỡ, trò chuyện.

             ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------

   ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?