Đề thi và đáp án môn Vật Lý 8 Học kì 1 năm 2015- 2016

 SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS-THPT AN ĐÔNG

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN VẬT LÍ LỚP 8

Thời gian làm bài: 45 phút;

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu đúng nhất.

Câu 1. Để khẳng định ôtô đang chuyển động trên đường, các hành khách chọn các vật mốc nào sau đây là đúng:

A. Bánh xe đang quay.                                        

B. Tài xế ngồi lái trên xe.

            C. Sự rung chuyển của người bên cạnh.              

            D. Các cây bên đường.

Câu 2: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?

A. vtb = \(\frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)              

B. vtb =  \(\frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)     

C. vtb =  \(\frac{{{S_1}}}{{{t_1}}}\) +  \(\frac{{{S_2}}}{{{t_2}}}\)         

D. vtb =  \(\frac{{{v_2} + {v_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

Câu 3: Khi có lực tác dụng vào một vật, thì vận tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào?

A. Vận tốc của vật giảm dần theo thời gian.       

B. Vận tốc của vật tăng dần theo thời gian.

C. Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.         

D. Vận tốc của vật vừa tăng, vừa giảm dần theo thời gian.

Câu 4: Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách ngồi trên xe có xu hướng ngã về phía sau. Do:

A. Người có khối lượng quá lớn.                B. Do tác dụng của hai lực cân bằng.

C. Do quán tính.                                        D. Do lực đẩy của không khí.

Câu 5: Trong các cách sau cách nào làm giảm lực ma sát?

            A. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.                 B.  Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

            C. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.                      D. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.

Câu 6: Áp lực là:

A. Lực ép của vật lên mặt phẳng.               B. Lực do mặt phẳng tác dụng lên vật.

C. Là trọng lượng của vật.                           D. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

Câu 7. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống

B. Áp suất của chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng

C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương

D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng

Câu 8: Càng lên cao, áp suất khí quyển sẽ thay đổi như thế nào?

A. Áp suất khí quyển càng giảm.                       

B. Áp suất khí quyển càng tăng.

C. Áp suất khí quyển không thay đổi.                  

D. Áp suất khí quyển có thể tăng hoặc giảm.

Câu 9: Lực đẩy Acsimet có phương và chiều như thế nào?

A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.            

B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

C. Phương nằm ngang, chiều từ dưới lên.            

D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống .

Câu 10. Điều kiện để một vật lơ lửng trong lòng chất lỏng, khi:

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng bằng trọng lượng của vật.

B. Trọng lượng của chất lỏng bằng trọng lượng  riêng của vật.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng bằng khối lượng riêng của vật.

D. Lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của vật.

Câu 11.  Một vật có thể tích 0.8 m3 được nhúng chìm trong nước (d=10000N/m3). Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?

A. 8000N                         B.  80N                       C. 800N                  D. 80000N

Câu 12: Một quả dừa rơi từ trên cao xuống, trong trường hợp này lực nào thực hiện công cơ học?

A. Lực cản của không khí thực hiện công.           B. Lực nâng của quả dừa thực hiện công.

C. Trọng lực thực hiện công.                                  D. Lực đẩy của cây dừa thực hiện công.

II PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1 (3đ): Một viên bi thép có khối lượng 1,5 kg đặt nằm yên trên nền nhà.

a. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên viên bi theo tỷ xích 1cm ứng với 5N. Em có nhận xét gì về các lực này?

b. Người ta đem viên bi trên đặt lên đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 5m và thả cho nó lăn xuống đất, từ khi thả đến lúc chạm đất viên bi lăn mất 0,5 giây và sau đó nó còn lăn được 6m trong 2 giây rồi mới dừng lại. Tính vận tốc trung bình của viên bi trong suốt cả quá trình trên.

Bài 2 (2đ): Hai quả cầu bằng nhôm có thể tích bằng nhau, một quả được nhúng chìm vào nước và một quả được nhúng chìm vào dầu. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào lớn hơn?

Bài 3 (2đ): Một vật hình cầu có khối lượng 0,5kg rơi từ độ cao 2m xuống mặt nước. Khi rơi xuống nước ta thấy ½ thể tích của vật bị chìm trong nước.

a. Tính công của trọng lực tác dụng lên quả cầu?

b. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu?.

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016

TRƯỜNG THCS- THPT AN ĐÔNG

MÔN VẬT LÝ KHỐI LỚP 8

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) : Học sinh trả lời đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm

Câu 1. D; Câu 2.B ; Câu 3.B ;  Câu 4.C ; 

Câu 5.D ; Câu 6.D ; Câu 7.C ; Câu 8.A

Câu 9.A  ; Câu 10.D ; Câu 11.A ; Câu 12. C

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):

Câu 1 (3điểm)  :                                                                                             

a.(2đ)                                                                                                                   

- m = 1,5 kg –> p = 15N (0,75đ)

- Biểu diễn đúng tỉ xích, đúng lực. (0,75đ)

- Cặp lực này là hai lực cân bằng, cùng phương, ngược chiều, cùng điểm đặc và có độ lớn bằng: P = N  = 15(N) (0,5đ)

b. (1đ) :                                                                                                                                    

Vận tốc trung bình của quả cầu sắt là:   vtb = \(\frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)  (0,5đ)                             

                                                                    = \(\frac{{5 + 6}}{{0,5 + 2}}\)  (0,25đ)

                                                                    = 4,4 m/s (0,25đ)

Câu 2 (2đ) : Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nhúng chìm trong nước lớn hơn.(1đ)

Vì: Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và trọng lượng riêng của chất lỏng, mà 2 quả cầu có thể tích bằng nhau và dnước > ddầu nên Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nhúng chìm trong nước lớn hơn.(1đ)

Câu 3 (2đ) : 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn đề thi và một phần hướng dẫn giải chi tiết trong Đề và đáp án kiểm tra cuối học kì I môn Vật lý lớp 8 trường THCS-THPT An Đông.

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?