PHÒNG GD&ĐT QUẬN 6 TRƯỜNG THCS PHÚ LÂM | ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN VẬT LÍ 8 Thời gian làm bài: 45 phút; |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu đúng nhất.
Câu 1: Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ô tô đứng yên so với người lái xe. | C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. |
B. Ô tô đứng yên so với cột đèn bên đường. | D. Ô tô chuyển động so với hành khách ngồi trên xe. |
Câu 2 : Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m:
A. 50s | B. 25s | C. 10s | D. 40s |
Câu 3: Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của một lực, thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
A. Không thay đổi. C. Chỉ có thể tăng.
B. Chỉ có thể giảm. D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.
Câu 4 : Cách làm nào sau đây làm giảm lực ma sát?
A. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc | C. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc |
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc | D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc |
Câu 5: Vì sao hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái?
A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc. | C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái. |
B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc. | D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải. |
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có lợi?
A. Ma sát làm cho ôtô vượt qua được chỗ lầy.
B. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp.
C. Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe.
D. Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần phải có lực đẩy lớn.
Câu 7: Vật chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều
C. Hai lực cùng cường độ, cùng phương,cùng chiều
D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều
Câu 8: Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?
A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại.
D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại.
Câu 9: Áp lực là:
A . Lực có phương song song với mặt bị ép. | C. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. |
B. Lực kéo vuông góc với mặt bị ép. | D. Cả ba phương án trên đều đúng. |
Câu 10: Áp suất là
A. độ lớn của lực tác dụng lên một đơn vị diện tích bị ép.
B. độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
C. áp lực tác dụng lên mặt bị ép.
D. lực tác dụng lên mặt bị ép.
Câu 11: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có hướng như thế nào?
A. Hướng thẳng từ trên xuống dưới. | C. Theo mọi hướng. |
B. Hướng thẳng từ dưới lên trên. | D. Hướng thẳng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. |
Câu 12: Điều kiện để một vật lơ lửng trong lòng chất lỏng, khi:
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng bằng trọng lượng của vật.
B. Trọng lượng của chất lỏng bằng trọng lượng riêng của vật.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng bằng khối lượng riêng của vật.
D. Lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của vật.
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN :(7 điểm).
Câu 13: Một bình thủy tinh cao 1,2 m được chứa đầy nước.
a. Tính áp suất do nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình. Cho dnước = 10 000 N/m3.
b. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 0,65 m?
Câu 14: Một quả cầu bằng kim loại đặc, được treo vào lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 3,9N, vẫn treo vật trên lực kế nhưng nhúng chìm quả cầu vào nước thì số chỉ của lực kế là 3,4N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào của cầu.
b. Tính thể tích của quả cầu.
c. Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cầu.
Câu 15: Biểu diễn các véc tơ lực sau đây ( tỉ xích tuỳ chọn ).
- Trọng lực của một vật là 150 N.
- Lực kéo F của một vật là 200 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
- Lực kéo F có phương hợp với phương nằm ngang một góc 45o, chiều từ phải sang trái, hướng lên trên, cường độ 1000 N
Câu 16: Một người có trọng lượng 700N đứng trên một cái ghế có trọng lượng 50N, diện tích của 1chân ghế tiếp xúc với mặt đất là 30cm2.Tính áp suất của người và ghế tác dụng lên mặt đất?
Câu 17:
a/ Khi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao ?
b/ Hãy giải thích vì sao mũi kim nhọn còn chân bàn, chân ghế thì không ?
Câu 18: Một vật có trọng lượng 6 N và trọng lượng riêng d = 10500 N/m3 được thả vào chậu nước. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a. Vật chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao? Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật.
b. Tính công tối thiểu để kéo vật ra khỏi nước. Biết độ cao cột nước trong chậu là 20cm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN VẬT LÍ 8
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :(3 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | D | D | C | D | A | D | A | C | B | B | D |
II. TỰ LUẬN :(7 điểm).
Câu | Nội dung | Điểm | |
Câu 13 (1,5 điểm)
a/
b/ | Tóm tắt h= 1,2m, d=10000N/m3; h’’=0,65m PA= ? P’= ?
=12 000 ( N/m2)
P’= d. h’= 10000.(1,2 – 0,65) = 5500 N/m2 | 0,5đ
0,5đ
0,5đ
| |
Câu 14 (2 điểm) | Tóm tắt:(0,5đ) P= 3,9N; P1= 3,4N; dn=10000N/m3 a, FA= ? b. Vc = ? c, dv= ?
| a. Lực đẩy Ác-si-met tác dụng vào quả cầu khi nhúng chìm trong nước là: FA = P- P1 = 3,9 - 3,4 = 0,5 (N) b. Từ FA = dn.Vn ⇒Vn =\(\frac{{{{\rm{F}}_{\rm{A}}}}}{{{{\rm{d}}_{\rm{n}}}}} = \frac{{0,5}}{{10000}}\) = 0,00005 (m3) Khi quả cầu nhúng chìm trong nước thì thể tích phần nước bị quả cầu chiếm chỗ bằng thể tích của quả cầu nên ta có: Vc = Vn = 0,00005 (m3) c. Trọng lượng riêng của quả cầu là: dv =\(\frac{{\rm{P}}}{{{{\rm{V}}_{\rm{c}}}}} = \frac{{3,9}}{{0,00005}}\) = 78000(N/m3) |
0,5đ 0,5đ
0,5d
0,5đ |
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi và đáp án trong Đề kiểm tra học kì I môn Lý lớp 8 trường THCS Phú Lâm tp. HCM
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Đề kiểm tra 15 phút Chương 1-Động Học Chất Điểm môn Vật Lý 10 NC có đáp án năm 2017
-
Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút Chương I, II, III môn Vật lý 10 có đáp án chi tiết
Chúc các em học tập tốt !