SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN | ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN : VẬT LÝ 12 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) |
|
Để ôn tập lại các kiến thức tốt hơn, mời các em cùng xem Video Hướng dẫn ôn tập Học kì I Lý 12 của thầy Thân Thanh Sang hoặc trực tiếp làm bài thi online tại Đề thi trắc nghiệm HK I Vật lý 12 để đạt được kết quả tốt nhất các em nhé!
Câu 1: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 10c{\rm{os2}}\pi t\) (cm) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ trung bình của vật trong nửa chu kỳ dao động là
A. 40 cm/s. B. 80 cm/s. C. 10 cm/s. D. 20 cm/s.
Câu 2: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp là \(u = 200\sqrt 2 c{\rm{os(}}100\pi t - \frac{\pi }{3})\;(V)\) và cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i = 2\sqrt 2 c{\rm{os100}}\pi {\rm{t}}\;{\rm{(A)}}\) . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng
A. \(200\sqrt 3 \) W. B. 200 W. C. 100 W. D. \(100\sqrt 3 \)W.
Câu 3: Một vật dao động điều hòa có chu kỳ là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong nửa chu kỳ đầu tiên, vận tốc của vật bằng không ở thời điểm
A. \(t = \frac{T}{6}.\) B. \(t = \frac{T}{8}.\)
C. \(t = \frac{T}{2}.\) D. \(t = \frac{T}{4}.\)
Câu 5: Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 8 cm và tần số 0,5 Hz. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là :
A. \(x = 8\cos (\pi t - \frac{\pi }{2})\) (cm).
B. \(x = 4\cos (\pi t - \frac{\pi }{2})\) (cm).
C. \(x = 8\cos (\pi t + \frac{\pi }{2})\) (cm).
D. \(x = 4\cos (\pi t + \frac{\pi }{2})\) (cm).
Câu 6: Dao động cơ học điều hòa đổi chiều khi:
A. Lực tác dụng bằng không. B. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
C. Lực tác dụng có độ lớn cực đại. D. Lực tác dụng đổi chiều.
Câu 7: Một vật có khối lượng 100 g dao động điều hòa với tần số góc . Khi vận tốc của vật bằng 0,6 m/s thì vật có thế năng bằng động năng. Năng lượng dao động của vật bằng
A. 0,018 J. B. 0,036 J. C. 0,18 J D. 0,36 J.
Câu 8: Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là:
A. Dựa vào hiện tượng tự cảm B. Dựa vào từ trường quay
C. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ D. Dựa vào từ trường biến thiên
Câu 9: Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. mức cường độ âm. B. độ to của âm.
C. cường độ âm. D. độ cao của âm.
Câu 10: Một vật m chịu tác động đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số \({x_1} = 6\cos (10t - \frac{\pi }{3})\) (cm) và \({x_2} = 8\sin (10t + \frac{\pi }{6})\) (cm). Trong đó t tính bằng giây (s). Tốc độ dao động cực đại mà vật đạt được là
A. 140 m/s. B. 1,0 m/s. C. 1,4 m/s. D. 0,2 m/s.
Câu 11: Một chất điểm dao động điều hòa: \(x = 5c{\rm{os}}(5\pi t + \frac{\pi }{4})\) (x: cm, t:giây). Dao động này có
A. tần số góc 5π rad/s. B. chu kì 0,2 s.
C. biên độ 0,5 cm. D. tần số 2,5π Hz.
Câu 12: Đặt vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp một điện áp \(u = U\sqrt 2 c{\rm{os}}\omega t\) , cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = I\sqrt 2 c{\rm{os(}}\omega t - \varphi )\). Biết L là cuộn cảm thuần. Khi đó \(\varphi \) được tính bởi
A. \(\tan \varphi = \frac{{\omega L - \omega C}}{R}\)
B. \(\tan \varphi = \frac{{\omega C - \frac{1}{{\omega L}}}}{R}\)
C. \(\tan \varphi = \frac{{\omega L - \frac{1}{{\omega C}}}}{R}\)
D. \(\tan \varphi = \frac{R}{{\omega L - \frac{1}{{\omega C}}}}\)
Câu 13: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến điểm đó bằng
A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số bán nguyên lần bước sóng
C. một số bán nguyên lần nửa bước sóng D. một số nguyên lần nửa bước sóng.
Câu 14: Một sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với tốc độ 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau
A. 2,4 m. B. 0,8 m. C. 1,6 m. D. 3,2 m.
Câu 18: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng cơ có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm.
B. Sóng cơ có tần số lớn hơn 20 000 Hz gọi là sóng siêu âm.
C. Sóng hạ âm và sóng siêu âm truyền được trong chân không.
D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
Câu 19: Dao động cơ học của con lắc trong đồng hồ quả lắc khi đồng hồ chạy đúng là dao động
A. tự do. B. duy trì. C. cưỡng bức. D. tắt dần.
Câu 20: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 24: Tại cùng một vị trí địa lý, hai con lắc đơn có chu kỳ dao động riêng lần lượt là T1 = 2,0 s và T2 = 1,5 s , chu kỳ dao động riêng của con lắc thứ ba có chiều dài bằng tổng chiều dài của hai con lắc nói trên là :
A. 4,0s. B. 2,5s. C. 5,0s. D. 3,5s.
Câu 25: Một sợi dây dài 1,5 m được căng ngang. Kích thích cho dây dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 40 Hz ta thấy trên dây có sóng dừng, tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Coi hai đầu dây là hai nút sóng. Số bụng sóng trên dây là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 26: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi
A. Lực ma sát của môi trường càng nhỏ. B. Lực ma sát của môi trường càng lớn.
C. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ. D. tần số của lực cưỡng bức lớn.
Câu 27: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 10 m/s. B. 20 m/s. C. 60 m/s. D. 600 m/s.
Câu 29: Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật bằng 0.
B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng bằng động năng.
D. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
Câu 30: Điều nào sau đây ℓà đúng khi nói về phương dao động của sóng dọc?
A. Nằm theo phương ngang B. Nằm theo phương thẳng đứng
C. Theo phương truyền sóng D. Vuông góc với phương truyền sóng
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.
C. Sóng dọc là là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
D. Sóng ngang là sóng trong đó phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 32: Có hai nguồn kết hợp A và B ,biết bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách giữa 4 điểm liên tiếp có biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là
A. 24 cm. B. 12 cm. C. 18 cm. D. 9 cm.
----------- HẾT ----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: VẬT LÝ 12
MÃ ĐỀ 134
1.A | 2.B | 3.D | 4.A | 5.B | 6.C | 7.B | 8.C | 9.C | 10.B |
11.A | 12.C | 13.A | 14.D | 15.A | 16.A | 17.D | 18.C | 19.B | 20.B |
MÃ ĐỀ 210
1.D | 2.B | 3.D | 4.A | 5.D | 6.B | 7.A | 8.C | 9.B | 10.B |
11.C | 12.A | 13.D | 14.C | 15.A | 16.C | 17.C | 18.B | 19.C | 20.B |
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong Đề kiểm tra trắc nghiệm cuối học kì 1 môn Vật lý lớp 12 của trường THPT Vĩnh Viễn năm học 2016-2017 có đáp án.
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề cương ôn thi Học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 10 năm học 2016- 2017
-
3 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 11 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017.
-
5 Đề thi Học kì 2 môn Vật lý 12 có lời giải và đáp án chi tiết năm học 2016 - 2017
Chúc các em học tốt!