TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2019 -2020
MÔN: Ngữ Văn
Phần I: 4 điểm
Trong một bài nói chuyện nhân dịp khai giảng năm học mới, Thầy Văn Như Cương - người sáng lập trường Lương Thế Vinh đã căn dặn học sinh:
... Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những nhà doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết, phải là những người tử tế.
Câu 1. Các câu trong đoạn trích trên được liên kết với nhau bằng cách nào? Chỉ rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
Câu 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu in đậm thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3. Từ nhận thức về lời dạy của Thầy Văn Như Cương cùng với hiểu biết xã hội, em hãy
viết đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ về “người tử tế".
Phần II: 6 điểm
Đọc đoạn thơ dưới đây rồi thực hiện các yêu cầu:
Không có kinh không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích: Bài thơ về tiểu đội xe không kinh - Phạm Tiến Duật)
Câu 1. Một trong những nét đặc sắc của Bài thơ về tiểu đội xe không kính là ngôn ngữ và
giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. Em hãy chép chính xác hai câu liên tiếp ở những khổ thơ khác trong bài phù hợp với
nhận xét trên.
Câu 2. Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tìm được hiểu như thế nào?
Câu 3. Viết đoạn văn theo kiểu lập luận tổng phân hợp, có độ dài khoảng 15 câu, nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đó có một câu dùng cụm chủ vị mở rộng thành phần và một cầu sử dụng thành phần biệt lập tình thái. (Chú thích)
Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 9, có những tác phẩm nào được ra đời cùng thời kì lịch sử với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
..........HẾT.............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM 2019
Phần I: 4 điểm
Câu 1
- Liên kết câu: Phép nối.
- Nối bằng quan hệ từ “nhưng”.
Câu 2:
- Kiểu câu rút gọn.
- Vì: có thể khôi phục lại chủ ngữ “Các em”.
Câu 3:
HS trình bày bằng một đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, đầy đủ cấu trúc, độ dài hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, rõ nghĩa, không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
- Xác định được vấn đề nghị luận: Người tử tế.
- Đoạn văn bảo đảm các nội dung sau:
- Khái niệm: Tử tế là có đạo đức, cư xử đàng hoàng, đúng mực...
- Biểu hiện: trong suy nghĩ, việc làm...(dẫn chứng)
- Ý nghĩa, vai trò:
- Với bản thân...
- Với cộng đồng, xã hội...
- Mở rộng bàn luận phê phán những suy nghĩ, việc làm, biểu hiện không tử tế...
- Bài học cá nhân, rèn luyện bản thân....
Phần II: 6 điểm
Câu 1: HS chép chính xác hai dòng thơ thể hiện được tính khẩu ngữ... Ví dụ:
- Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Hoặc
- Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
- Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Câu 2: Hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” được hiểu là:
- Là hình ảnh thực: Xe chạy với tốc độ cao nên khi ngồi trong xe, người lính có cảm giác con đường như đang lao về phía mình.
- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:
- Con đường giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là con đường trái tim, con đường chính nghĩa.
- Con đường ấy đang giục giã trái tim người lính. 2 tinh thần quyết tâm ra trận chiến đấu của người lính.
Câu 3:
Hình thức: (1 điểm)
- Trình bày đoạn văn đúng cách, đủ độ dài, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Câu mở đoạn, kết đoạn đúng kiểu đoạn văn TPH.
Tiếng Việt: (0. 5điểm)
- Câu mở rộng thành phần bằng cụm chủ vị, có chú thích.
- Câu có thành phần biệt lập tình thái, có chú thích.
Nội dung đoạn văn: (2.5 điểm)
Phân tích các tín hiệu nghệ thuật trong hai khổ thơ để làm sáng tỏ các ý sau:
a. Hình ảnh những chiếc xe không kính: Được người lính giới thiệu, lý giải với giọng điệu thản nhiên..=> khốc liệt của chiến trường.
b. Hình ảnh người lính lái xe:
- Tư thế hiên ngang, ung dung....
- Sự tập trung, tinh thần trách nhiệm cao...
- Dũng cảm, không né tránh hiểm nguy, gian khổ...
- Lạc quan, lãng mạn...
- Lý tưởng cao đẹp : Trên đây chỉ là gợi ý, khuyến khích những bài viết
Câu 4:
HS chỉ rõ 2 tác phẩm được sáng tác cùng thời kì chống Mỹ:
- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
- Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Lương Thế Vinh. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Kon Tum
Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Thuận
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--