Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án (2 đề)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

 

 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: SINH HỌC 9

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:....................................................................... Số báo danh: ...............................

Mã đề thi A

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,...

Câu 1: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa?

A. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.     B. Tạo ra các cặp gen trội đồng hợp gây hại.

C. Tạo ra các cặp gen dị hợp gây hại.                D. Tạo ra các tổ hợp gen đột biến trội gây hại.

Câu 2: Thế nào là ưu thế lai?

A. Các tính trạng hình thái và năng suất ở cơ thể lai biểu hiện thấp hơn bố mẹ.

B. Các tính trạng về năng suất, chất lượng giống với bố mẹ.

C. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt).

D. Các tính trạng chất lượng ở cơ thể lai hơn hẳn bố mẹ, các tính trạng số lượng giảm.

Câu 3: Trong chăn nuôi người ta dùng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?

A. Lai khác dòng.                                   B. Lai kinh tế.

C. Lai khác giống.                                  D. Lai khác thứ.

  Sử dụng hình bên trả lời câu 4, 5 sau đây:

  Câu 4: Ếch thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy?

 A. 1.

 C. 3.

                             B. 2.

                             D. 4.

  Câu 5: Thức ăn của chuột là

  A. rắn, kiến.

  B. châu chấu, diều hâu .

  C. diều hâu, rắn.

  D. châu chấu, kiến.

34

Câu 6: Lá rụng vào mùa thu sang đông có ý nghĩa gì cho sự tồn tại của cây?

A. Giảm tiêu phí năng lượng.                B. Giảm quang hợp.

C. Giảm cạnh tranh.                              D. Giảm thoát hơi nước.

Câu 7: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

A. Độ đa dạng.          B. Tỉ lệ tử vong.               C. Tỉ lệ nhóm tuổi.         D. Mật độ.               

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về quần thể?

A. Nhóm cá thể cùng loài, có lịch sử phát triển chung.

B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời.

C. Kiểu gen đặc trưng ổn định.

D. Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.

Câu 9: Mối quan hệ một bên có lợi bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ

A. hội sinh.               B. hợp tác.              C. cộng sinh.                  D. cạnh tranh.

Câu 10: Ở sinh vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể tăng theo nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể giảm theo nhiệt độ môi trường.        

Câu 11: Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào khác nhau?

A. Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa.

B. Văn hóa, pháp luật, giáo dục, kinh tế, hôn nhân.

C. Văn hóa, sinh sản, tử vong, kinh tế, lứa tuổi.

D. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi.

Câu 12: Những chỉ số nào sau đây thể hiện đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã?

  (1) Độ đa dạng.            (2) Độ nhiều.         (3) Độ tập trung.               (4) Độ thường gặp.

A. (1), (2) và (3).          B. (2), (3) và (4).            C. (1), (2) và (4).                    D. (1), (3), và (4).

Câu 13: Số lượng hươu, nai sống trong rừng bị khống chế bởi số lượng hổ thông qua mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hội sinh.                                                          C. Sinh vật ăn sinh vật khác.

B. Quan hệ cạnh tranh.                                           D. Quan hệ cộng sinh.

Câu 14: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.

B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.

C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.

D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 15: Cho các sinh vật sau: (1): gà; (2): hổ; (3): cáo; (4): cỏ; (5): châu chấu; (6): vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?

A. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6).

B. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3).

C. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6).

D. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6).

Mã đề thi B

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,...

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm)

Câu 1: Thế nào là ưu thế lai?

A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt).

B. Các tính trạng hình thái và năng suất ở cơ thể lai biểu hiện thấp hơn bố mẹ.

C. Các tính trạng chất lượng ở cơ thể lai hơn hẳn bố mẹ, các tính trạng số lượng giảm.

D. Các tính trạng về năng suất, chất lượng giống với bố mẹ.

Câu 2: Cho các sinh vật sau: (1): gà; (2): hổ; (3): cáo; (4): cỏ; (5): châu chấu; (6): vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?

A. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3).              B. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6).

C. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6).              D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6).

Câu 3: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau là mối quan hệ

A. kí sinh.                                                               B. cộng sinh.

C. hội sinh.                                                              D. cạnh tranh.

Câu 4: Phương pháp chủ yếu để tạo được ưu thế lai ở cây trng?

A. Lai khác dòng (dòng thuần chủng).                 B. Lai khác thứ.

C. Lai khác thế hệ.                                                   D. Lai kinh tế.

Câu 5: Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan hệ nào sau đây?

A. Cạnh tranh.                      B. Cộng sinh             C. Hội sinh.                D. Hợp tác.

Câu 6: Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là

A. tỉ lệ giới tính.                                                        B. thành phần nhóm tuổi.   

C. mật độ.                                                                D. tỉ lệ tử vong.

Câu 7: Ở sinh vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể tăng theo nhiệt độ môi trường.         

    Sử dụng hình bên trả lời câu 8, 9 sau đây:

  Câu 8: Chuột tham gia vào mấy chuỗi thức ăn?

 A. 1.

 B. 3.

                C. 2.

                D. 4.

  Câu 9: Thức ăn của rắn là

  A. ếch, kiến.

  B. châu chấu, diều hâu .

  C. diều hâu, ếch.

  D. chuột, ếch.

34

Câu 10: Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào giống nhau?

A. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ, lứa tuổi.

B. Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa.

C. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa.

D. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi.

Câu 11: Những chỉ số nào sau đây thể hiện đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã?  

  (1) Độ đa dạng.             (2) Độ tập trung.                   (3) Độ nhiều.        (4) Độ thường gặp.

A. (1), (2) và (3).           B. (2), (3) và (4).            C. (1), (3) và (4).                   D. (1), (2), và (4).

Câu 12: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A.  Ếch, ốc sên, lạc đà.                                            B. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.

C. Giun đất, ếch, ốc sên.                                        D. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.

Câu 13: Vào chiều tối và sáng sớm, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.

B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.

C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.

D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã?

A. Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định.

B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng.

D. Tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định.

Câu 15: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích là

(1) tạo dòng thuần.

(2) duy trì một số tính trạng mong muốn.

(3) phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

(4) lựa chọn tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Phương án đúng:

A. (1), (2), (3).                       B. (1), (2), (4).            C. (2), (3), (4).                  D. (1), (3), (4).  

Đáp án Trắc nghiệm đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 9 năm 2019

Mã đề thi A

A. PHẦN TNKQ. (5.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

A

C

B

B

D

D

A

B

A

A

B

C

C

C

A

Mã đề thi B

A. PHẦN TNKQ. (5.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

A

D

D

A

B

C

B

D

D

A

C

B

D

D

A

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 9 năm 2019 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án (2 đề). Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?