Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Kon Tum

SỞ GD&ĐT KON TUM                                                                               ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

                                                                                                                        NĂM HỌC: 2019 -2020

                                                                                                                              MÔN: Ngữ Văn

Phần I

Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã viết:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

Câu 1

Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ? Có thể đặt tên cho bài thơ là Thu sang hay là Mùa thu được không? Vì sao?

Câu 2

Em có nhận xét gì về trạng thái vận động của dòng sông và cánh chim khi đất trời chuyển giao từ cuối hạ sang đầu thu?

Câu 3

Chép lại hai câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên và nêu cảm nhận của mình về hình ảnh thơ độc đáo trong hai câu thơ em vừa chép bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu.

Câu 4

Bằng một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận quy nạp, em hãy phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Sang thu” để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, đoạn văn có sử dụng một phép liên kết câu và một câu mở rộng. (Gạch dưới thành phần khởi ngữ và câu mở rộng).

Phần II

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)

Câu 1

Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

Câu 2

Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên?

Câu 3

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là “Người cô độc nhất thế gian”. Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì?

Câu 4

Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì về cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi.

........HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2020

Phần I.

Câu 1:

  • Hoàn cảng sáng tác: Năm 1977 trích từ tập thơ: Từ chiến hào đến thành phố 
  • Thu sang hay Mùa thu đều nói đến sự hiện hữu quá rõ rệt của mùa thu trên từng cảnh vật, thiên nhiên. Lúc đó là giữa thu hay cuối thu.
  • Còn “Sang thu” là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu bắt đầu có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi mơ hồ chưa rõ rệt ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. => Vì vậy với bài thơ này chỉ có thể đặt tên là Sang thu

Câu 2:

  • Với việc sử dụng cặp từ trái nghĩa- phép đối: Dềnh dàng, vội vã. Câu thơ đã cho ta thấy sự vận động trái chiều nhau của dòng sông và những cánh chim.
  • Dòng sông thu trôi lững lờ, nhẹ nhàng, êm ả.
  • Còn những cánh chim thi ngược lại, chúng đang hối hả bay về phương Nam tránh rét.

Câu 3:

Đoạn nêu được các ý sau:

  • Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc đã biến đám mây thành một dải lụa mềm mại, “vắt nửa mình sang thu”. Đám mây một nửa còn vấn vương mùa hạ còn một nửa đã sang với mùa thu.
  • Đám mây là hình ảnh của không gian hữu hình nhưng lại có thể kết nối hai mùa thời gian vô hình: Hạ và Thu. 
  • Đây là một phát hiện rất mới của thi sĩ. Ông đã lấy không gian kết nối với thời gian, biến đám mây thành cây cầu nối thông giữa hai mùa thu và hạ.
  • Câu thơ thật hay, thật khéo và cũng thật tài hoa, tinh tế.

Câu 4:

a. Về hình thức:

  • Hình thức đoạn văn quy nạp, độ dài 12 - 15 câu liên kết với nhau.
  • Tiếng việt: phép liên kết, câu mở rộng

b. Về nội dung

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

  • Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ qua mọi sự biến chuyển mơ hồ từ cuối hạ đầu thu:
    • Hương ổi chín đậm nồng nàn lan tỏa trong không gian.
    • Làn gió se lạnh của thời tiết chớm thu.
    • Và làn sương với phép nhân hóa biến thành một thiếu nữ yểu điệu nhẹ nhàng "chùng chình" chuyển động qua đầu ngõ xóm.
  • Những cảm nhận về mùa thu được diễn tả ở các từ "bỗng, phả, hình như" đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn, là tâm trạng ngỡ ngàng bâng khuâng, xao xuyến của một hồn thơ.
  • Những tìn hiệu mơ hồ chưa rõ rệt của chớm thu được nhà thơ cảm nhận bằng sự tổng hợp của các giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác cùng với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của một thi sĩ.

Phần II.

Câu 1:

  • Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.
  • Dấu hiệu nhận biết:
    • Đây là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông Họa sĩ.
    • Lời nói phát thành tiếng.
    • Có gạch ngang đầu dòng.

Câu 2:

Câu có dùng khởi ngữ là: "Con người thi ai mà chả "thèm" hở bác?"

          -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Kon Tum. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Thuận

Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Phú Thọ

                                      ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?