|
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 2,0 điểm )
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.”
(“Lời cảm tạ” - sưu tầm)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng? (0,25 điểm).
Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ trên? (0.5 điểm)
Câu 4. Anh chị hiểu hai dòng thơ như thế nào?
"Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê"
Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. Trả lời trong 5-10 dòng. ( 1.0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN. (7 điểm)
1. Nghị luận xã hội ( 3 điểm ) :
"Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp" (Pa-xtơ). Từ lời khuyên của nhà khoa học, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của bản thân khi sắp ra trường
2. Nghị luận văn học ( 5 điểm ):
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…”
TR TRTRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề thi có 02 trang)
|
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT QUỐC GIANĂM HỌC 2017MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12( Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề) |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 2,0 điểm )
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ: Biểu cảm (0,25 điểm)
Câu 2. Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ “Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng”: Chuyển đổi cảm giác (0,25 điểm).
Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Bày tỏ nỗi nhớ trường xưa và khắc ghi công ơn của thầỳ cô đã dạy dỗ ta nên người (0,5 điểm)
Câu 4. Anh chị hiểu hai dòng thơ: "Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê" như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. Trả lời trong 5-10 dòng (1.0 điểm)
- Cần trình bày được những ý sau:
- Công sức của thầy cô hết lòng dạy dỗ học sinh, bằng kiến thức, tài năng và bằng cả trái tim yêu thương
- Mỗi người trưởng thành, có được ngày hôm nay là nhờ ơn thầy cô.
PHẦN II: LÀM VĂN. (7 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3 điểm ) :.
- Cần trình bày được các ý sau:
- Giải thích: (0,75 điểm)
- Nghề nghiệp: công việc chính mang lại nguồn thu nhập, lợi ích (vật chất và tinh thần) cho mỗi cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Danh giá: sự ghi nhận, trân trọng, tôn vinh đối với giá trị, thành quả tốt đẹp do con người mang lại
- Ý cả câu: Mối quan hệ giữa con người và nghề nghiệp họ làm: Nghề nghiệp không tạo nên giá trị, sự tôn trọng dành cho người làm nghề ấy mà ngược lại, chính những con người say mê, tận tụy và hết mình với công việc đã tạo nên ý nghĩa và giá trị cho nghề nghiệp đó.
- Phân tích và chứng minh: (0,75 điểm)
- Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ vị trí khác nhau trong xã hội. ( Dẫn chứng )
- Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.(Dẫn chứng)
- Bàn luận: Khẳng định câu nói của Pax-tơ là đúng vì: (0,75 điểm)
- Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, nghề chân chính nào cũng đều cao quý.Tuy nhiên do đặc trưng riêng một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc…
- Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động nghề nghiệp.Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.
- Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “Con sâu làm rầu nồi canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi
- Bài học nhận thức và hành động: (0,75 điểm)
- Không phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn mà chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
- Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá trị và đều đáng được trân trọng. Tránh xa những việc làm không chính đáng (trộm cướp, gian dối…) để kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân chính.
- Với nghề nghiệp cần chuyên tâm rèn luyện tay nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp, giá trị bản thân.
- Giải thích: (0,75 điểm)
2. Nghị luận văn học (5 điểm ):
- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài Việt Bắc, đoạn trích (0,5 điểm)
b. Thân bài:
- Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước. Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh chính xác (0,5 điểm)
Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2017 của trường THPT Lý Thường Kiệt. Để tải được đầy đủ tài liệu kèm đpá án chi tiết và thang điểm về máy các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản Chúng tôi. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em có bước chuẩn bị về kiến thức và kĩ năng thật tốt để đạt được kết quả thật cao trong kì thi quan trọng sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm tài liệu sau:
Bộ 10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp)