Đề thi thử THPT Quốc giaNgữ văn năm 2017 THPT Xuân Huy

SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG                          ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2017

TRƯỜNG THPT XUÂN HUY                               MÔN: NGỮ VĂN 12

                                                (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)

 

 PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thứcơ”…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)

Câu 1.  (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2.  (1,0 điểm) Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 3.  (0,5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.”?

Câu 4 . (1,0 điểm)  “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.)

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.

Câu 2. ( 5,0 điểm)

Trong bài “Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ””, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” (Tác phẩm văn học 1930 – 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990. tr.71)

Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên?

 

HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM

Phần 

Câu

Đáp án

Điểm

Đoc- hiểu

1

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là  nghị luận

0,5

 

2

  • Phép tu từ so sánh: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy
  • Tác dụng: Chỉ ra sự tương đồng giữa "sống một cuộc đời" với "vẽ một bức tranh" giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hành động

1,0

 

3

  • Ước mơ là những khát khao những mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực.
  • Con người cần phải biết giữ gìn, bảo vệ không để những thử thách, khó khăn trong cuộc sống làm thui chột đi những ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản chúng ta hiện thực hóa ước mơ ấy

0,5

 

4

Nội dung câu trả lời cần chặt chẽ, hợp lí không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

1,0

Phần

Câu

Nghị luận xã hội

2,0

Làm văn

1

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.  Kết cấu rõ ràng: có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

 

0,25

 

 

b/ Yêu cầu về kiến thức:

 - Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Ước mơ là gì?

- Thế nào là theo đuổi ước mơ?

- Tại sao lại nên theo đuổi ước mơ?

- Làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực

 

0,25

0,25

0,50

0,25

 

 

c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận.

0,25

 

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

 

Câu

Nghị luận văn học

5,0

 

2

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Chữ viết rõ ràng. 

 

0,25

 

 

b/ Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

 

Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2017 của trường THPT Xuân Huy, theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để xem được đầy đủ tài liệu kèm đpá án chi tiết và thang điểm,các em vui lòng tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài thi và đạt được kết quả thật cao trong kì thi THPTQG sắp tới. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo để tiến hành ôn thi cho các em

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp)    

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?