Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 - Phòng GD&ĐT

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2017

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

 

I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

 

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”

 

… Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

 

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa”

(“Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba? (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày từ 5 - 7 dòng) (1,0 điểm)

 

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.

Câu 2. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài.

 

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do (6 chữ) (0,5đ).

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm ( 0,5 đ)

Câu 3:

  • Biện pháp tu từ:
    • Nhân hóa (thời gian chạy qua tóc mẹ) (0,25đ)
    • Đối (lưng mẹ còng xuống- con thêm cao) (0,25đ)
  • Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con với mẹ. (0,5đ)

Câu 4: Học sinh có thể chọn 1 trong 4 khổ thơ để viết cảm nhận: ấn tượng về lời ru, về công lao của mẹ, thể hiện sự biết ơn, tình thương với mẹ (1,0đ).

II.  LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ).
  • Bố cục 3 phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, tiêu biểu.
  • Trình bày sạch sẽ, sáng sủa, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

  • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

Nội dung

Điểm

a. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: tình cảm mẫu tử

0,25đ

b. Giải thích được khái niệm tình mẫu tử: là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm học, che chở… mà người mẹ dành cho con.

0,25đ

c. Bàn luận về các biểu hiện và ý nghĩa của tình mẫu tử:

– Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất vì: đó là thứ tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời, vừa có yếu tố máu thịt (mẹ mang nặng đẻ đau, là người đầu tiên nâng đỡ, yêu thương, sát cánh cùng con trên đường đời), vừa mang tính cao cả (mẹ là nơi nương tựa cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thể lộ mọi điều thầm kín; là nguồn động viên; là tình yêu; là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa mang tính trách nhiệm (dẫn chứng trong khoa học, trong đời sống thực tế).

– Tình mẫu tử còn mang trong mình cái cội rễ sâu xa của lòng nhân ái, cái truyền thống đạo lí – văn hóa và tập quán nghìn đời của dân tộc (dẫn chứng).

– Con người sẽ biết bao hạnh phúc, ấm áp nếu được sống trong tình mẫu tử; sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó (dẫn chứng).

– Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống, có khả năng thức tỉnh những đứa con để sống cho tốt hơn, nên người hơn (dẫn chứng).

 

1,0đ

 

 

0,25đ

0,25đ

0,5đ

d.  Bàn bạc mở rộng

- Phê phán những hiện tượng trái với đạo lý (mẹ bỏ rơi con, con bỏ rơi mẹ…)

- Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi cuộc sống có nhiều biến đổi khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao… con người càng phải biết trân trọng hơn tình mẫu tử.

0,25đ

 

 

e.  Bài học nhận thức và hành động

Khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người, rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ.

0,25đ

Câu 2 ( 5điểm)

1.Yêu cầu về kĩ năng:

  • Bài viết có bố cục cân đối, rõ rang.
  • Biết vận dụng kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ.
  • Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

  • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần đạt được những ý chính sau đây:

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo đúng cấu trúc bài nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài

0,25đ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

0,25đ

d. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, hình thành bài văn hoàn chỉnh.

 

* Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm
    • Tô Hoài là một trong những cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam, đặc biệt thành công ở đề tài miền núi.
    • Tác phẩm là kết quả của chuyến đi tám tháng, Tô Hoài cùng với bộ đội lên giái phóng Tây Bắc…Tác phẩm được giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955.
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
    • Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật Mị- 1 cô gái Mèo xinh đẹp, tài năng nhưng bất hạnh phải sống cuộc đời con dâu gạt nợ cho nhà giàu. Song, ở Mị bên trong cái bóng lầm lũi, câm lặng ấy, người đọc luôn cảm nhận được một sức sống mãnh liệt.
    • Đoạn văn tả cảnh đêm tình mùa xuân đã cho thấy sức sống tiềm tàng của Mị.

0,25đ

Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn. Để xem được đầy đủ tài liệu kèm đáp án chi tiết và thang điểm, các em vui lòng tải về máy. Hy vọng tài liệu này giúp các em có bước chuẩn bị thật tốt để đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu:

Bộ 10 đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp)  

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?