SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THI CHÍNH THỨC Mã đề 429 | KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM 2017 Môn: TOÁN Thời gian làm bài : 90 phút (50 câu trắc nghiệm) |
Để xem đề thi và lời giải chi tiết bản đầy đủ đúng định dạng các em vui lòng xem Online hoặc đăng nhập Chúng tôi.net tải file về máy.
Câu 1: Cho hình lập phương có cạnh bằng a và một hình trụ (T) có hai đáy là hai hình tròn nội tiếp hai mặt đối diện của hình lập phương. Gọi \({S_1}\) là diện tích toàn phần của hình lập phương, \({S_2}\) là diện tích toàn phần của hình trụ (T). Tìm tỉ số \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}}.\)
A. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{24}}{{5\pi }}.\) B. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{4}{\pi }.\) C. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{8}{\pi }.\) D. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{6}{\pi }.\)
Câu 2: Cho \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {\sin ^3}x.\cos x,\) biết \(F\left( 0 \right) = \pi .\) Tính \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right).\)
A. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = \frac{1}{4} + \pi .\) B. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = \pi .\) C. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = - \frac{1}{4} + \pi .\) D. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = - \pi .\)
Câu 3: Cho hàm số \(y = {x^4} - 2{{\rm{x}}^2} + 4.\) Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
A. Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right).\)
B. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - 1;0} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right).\)
C. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {0;1} \right).\)
D.Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - 1;0} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right).\)
Câu 4: Cho hàm số \(y = \frac{{3{\rm{x}} + 1}}{{2{\rm{x}} - 1}}.\) Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(x = - \frac{1}{2}.\)
B. Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là \(y = \frac{1}{2}.\)
C. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(y = \frac{1}{2}.\)
D. Đồ thị hàm số không có tiệm cận.
Câu 5: Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên đoạn \(\left[ { - 1;4} \right],\) biết \(f\left( 4 \right) = 2017,\,\,\int\limits_{ - 1}^4 {f'\left( x \right)d{\rm{x}}} = 2016.\) Tính \(f\left( { - 1} \right).\)
A. \(f\left( { - 1} \right) = 1.\) B. \(f\left( { - 1} \right) = 2.\) C. \(f\left( { - 1} \right) = 3.\) D. \(f\left( { - 1} \right) = - 1.\)
Câu 6: Cho các mệnh đề sau:
(1) Trên tập hợp các số phức thì phương trình bậc hai luôn có nghiệm.
(2) Trên tập hợp các số phức thì số thực âm không có căn bậc hai.
(3) Môđun của một số phức là một số phức.
(4) Môđun của một số phức là một số thực dương.
Trong bốn mệnh đề trên, có bao nhiêu mệnh đề đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 7: Tìm nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {e^{2{\rm{x}}}}?\)
A. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = {e^{2{\rm{x}}}} + C.\) B. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = \frac{1}{2}{e^{2{\rm{x}}}} + C.\)
C. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = {e^{2{\rm{x}}}}\ln 2 + C.\) D. \(\int {f\left( x \right)d{\rm{x}}} = 2{e^{2{\rm{x}}}} + C.\)
Câu 8: Đồ thị của hàm số \(y = - {x^3} + 3{{\rm{x}}^2} + 2{\rm{x}} - 1\) và đồ thị của hàm số \(y = {x^2} - 2x - 1\) có tất cả bao nhiêu điểm chung?
A. 2. B. 0. C. 1. D. 3.
Câu 9: Số nào dưới đây lớn hơn 1?
A. \({\log _\pi }e.\) B. \({\log _3}2.\) C. \({\log _{\frac{3}{2}}}\frac{3}{4}.\) D. \(\ln 3.\)
Câu 10: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt cầu có tâm \(I\left( {1; - 4;3} \right)\) và đi qua \(A\left( {5; - 3;2} \right).\)
A. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 16.\) B. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 18.\)
C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 18.\) D. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 16.\)
Câu 11: Gọi \({x_1},{x_2}\) là hai điểm cực trị của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 4{\rm{x}}}}{{x + 1}}.\) Tính giá trị của biểu thức \(P = {x_1}{x_2}.\)
A. \(P = - 1.\) B. \(P = - 2.\) C. \(P = - 4.\) D. \(P = - 5.\)
Câu 12: Gọi A, B lần lượt là các điểm biểu diễn của các số phức \(z = 1 - 3i\) và \({\rm{w}} = - 2 + i\) trên mặt phẳng tọa độ. Tính độ dài của đoạn thẳng AB.
A. \(5.\) B. \(3.\) C. \(\sqrt 5 .\) D. \(\sqrt {13} .\)
Câu 13: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( {3; - 2;1} \right)\) và \(B\left( {1;0;3} \right).\)
A. \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{y}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{2}.\) B. \(\frac{{x - 1}}{1} = \frac{y}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{{ - 1}}.\)
C. \(\frac{{x - 3}}{{ - 2}} = \frac{{y - 2}}{2} = \frac{{z - 1}}{2}.\) D. \(\frac{{x - 3}}{4} = \frac{{y + 2}}{{ - 2}} = \frac{{z - 1}}{4}.\)
Câu 14: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị là đường cong như hình vẽ bên. Tìm điểm cực tiểu của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right).\)
A. \(N\left( {2;2} \right).\)
B. \(x = 0.\)
C. \(y = - 2.\)
D. \(M\left( {0; - 2} \right).\)
Câu 15: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2{\rm{x}} - y + 1 = 0.\) Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. \(\left( P \right)\) song song với trục Oz.
B. Điểm \(A\left( { - 1; - 1;5} \right)\) thuộc \(\left( P \right)\).
C. Vectơ \(\overrightarrow n = \left( {2; - 1;1} \right)\) là một vectơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\).
D. \(\left( P \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( Q \right):x + 2y - 5{\rm{z}} + 1 = 0.\)
Câu 16: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba vectơ \(\overrightarrow a = \left( {2; - 1;0} \right),\,\,\overrightarrow b = \left( {1;2;3} \right)\) và \(\overrightarrow c = \left( {4;2; - 1} \right)\) và các mệnh đề sau:
\(\left( I \right)\,\,\overrightarrow a \bot \overrightarrow b \) \(\left( {II} \right)\,\,\overrightarrow b .\overrightarrow c = 5\) \(\left( {III} \right)\,\,\overrightarrow a \) cùng phương \(\overrightarrow c \) \(\left( {IV} \right)\,\,\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt {14} \)
Trong bốn mệnh đề trên, có bao nhiêu mệnh đề đúng?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 17: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm \(A\left( { - 1;0;2} \right)\) và song song hai mặt phẳng \(\left( P \right):2{\rm{x}} - 3y + 6{\rm{z}} + 4 = 0\) và \(\left( Q \right):x + y - 2{\rm{z}} + 4 = 0.\)
A. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = 2t\\z = 2 - t\end{array} \right.\) B. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2t\\z = 2 - t\end{array} \right.\) C. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = 2t\\z = - 2 + t\end{array} \right.\) D. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = 2t\\z = 2 + t\end{array} \right.\)
Câu 18: Cho khối nón \(\left( N \right)\) có thể tích bằng \(4\pi \) và chiều cao là 3. Tính bán kính đường tròn đáy của khối nón \(\left( N \right).\)
A. \(\frac{{2\sqrt 3 }}{3}.\) B. \(1.\) C. \(2.\) D. \(\frac{4}{3}.\)
Câu 19: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, \(SA \bot \left( {ABCD} \right),\,\,SB = a\sqrt 3 .\) Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.
A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}.\) B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}.\) C. \(V = {a^3}\sqrt 2 .\) D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}.\)
Câu 20: Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là hình vuông cạnh bằng 3, đường chéo \(AB'\) của mặt bên \(\left( {ABB'A' \right)\) có độ dài bằng 5. Tính thể tích V của khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\)
A. \(V = 36.\) B. \(V = 48.\) C. \(V = 18.\) D. \(V = 45.\)
Câu 21: Tìm đạo hàm của hàm số \(y = {\log _3}\left( {2 + {3^x}} \right).\)
A. \(y = \frac{{{3^x}\ln 3}}{{2 + {3^x}}}.\) B. \(y = \frac{{{3^x}}}{{\left( {2 + {3^x}} \right)\ln 3}}.\)
C. \(y = \frac{{{3^x}}}{{2 + {3^x}}}.\) D. \(y = \frac{1}{{\left( {2 + {3^x}} \right)\ln 3}}.\)
Câu 22: Tìm số phức z thỏa \(i\left( {\overline z - 2 + 3i} \right) = 1 + 2i.\)
A. \(z = 4 - 4i.\) B. \(z = 4 + 4i.\) C. \(z = - 4 + 4i.\) D. \(z = - 4 - 4i.\)
Câu 23: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. Số phức \(z = a + bi\) được biểu diễn bằng điểm \(M\left( {x;y} \right)\) trong mặt phẳng Oxy.
B. Số phức \(z = a + bi\) có số phức liên hợp là \(\overline z = b - ai.\)
C. Tích của một số phức với số phức liên hợp của nó là một số thực.
D. Số phức \(z = a + bi\) có mô đun là \(\sqrt {{a^2} + {b^2}} .\)
Câu 24: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ { - 2;2} \right]\) và có đồ thị là đường cong như hình vẽ bên. Tìm số nghiệm của phương trình \(\left| {f\left( x \right)} \right| = 1\) trên đoạn \(\left[ { - 2;2} \right].\)
A. 3. B. 5.
C. 4. D. 6.
Câu 25: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2{\rm{x}} - 3y + z - 1 = 0\) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{{z + 1}}{{ - 1}}.\) Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. d cắt và không vuông góc với (P). B. d song song với (P).
C. d vuông góc với (P). D. d nằm trên (P).
Câu 26: Tìm tập nghiệm S của phương trình \({4^x} - {5.2^x} + 6 = 0.\)
A. \(S = \left\{ {1;6} \right\}.\) B. \(S = \left\{ {1;lo{g_2}3} \right\}.\) C. \(S = \left\{ {1;lo{g_3}2} \right\}.\) D. \(S = \left\{ {2;3} \right\}.\)
Câu 27: Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {{{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( {2{\rm{x}} - 1} \right)} .\)
A. \(D = \left[ {1; + \infty } \right).\) B. \(D = \left( {1; + \infty } \right).\) C. \(D = \left( {\frac{1}{2};1} \right).\) D. \(D = \left( {\frac{1}{2};1} \right].\)
Câu 28: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) là hàm số chẵn và liên tục trên \(\mathbb{R}\) và \(\int\limits_{ - 2}^2 {f\left( x \right)dx} = 2.\) Tính \(\int\limits_0^1 {f\left( {2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} .\)
A. \(\int\limits_0^1 {f\left( {2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} = 1.\) B. \(\int\limits_0^1 {f\left( {2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} = 4.\) C. \(\int\limits_0^1 {f\left( {2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} = \frac{1}{2}.\) D. \(\int\limits_0^1 {f\left( {2{\rm{x}}} \right)d{\rm{x}}} = 2.\)
Câu 29: Cho các hàm số \(y = {\log _2}x;\,\,y = {\left( {\frac{e}{\pi }} \right)^x};\,\,y = \log {\rm{x}};\,\,y = {\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^x}.\) Trong các hàm số trên, có bao nhiêu hàm số nghịch biến trên tập xác định của nó?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 30: Gọi \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({z^2} - z + 1 = 0.\) Tính giá trị của biểu thức \(S = \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|.\)
A. 2. B. 4. C. 1. D. \(\sqrt 3 .\)
Câu 31: Cho \({\log _7}12 = x;\,\,{\log _{12}}24 = y;\,\,{\log _{54}}168 = \frac{{{\rm{ax}}y + {\rm{1}}}}{{b{\rm{x}}y + c{\rm{x}}}},\) trong đó a, b, c là các số nguyên. Tính giá trị của biểu thức \(S = a + 2b + 3c.\)
A. \(S = 4.\) B. \(S = 10.\) C. \(S = 19.\) D. \(S = 15.\)
Câu 32: Một công ty quảng cáo X muốn làm một bức tranh trang trí hình MNEIF ở chính giữa một bức tường hình chữ nhật ABCD có chiều cao \(B{\rm{D}} = 6m,\) chiều dài \(C{\rm{D}} = 12m\) (hình vẽ bên). Cho biết MNEF là hình chữ nhật có \(MN = 4m,\) cung EIF có hình dạng là một phần của cung parabol có đỉnh I là trung điểm của cạnh AB và đi qua hai điểm C, D. Kinh phí làm bức tranh là 900.000 đồng/m2. Hỏi công ty X cần bao nhiêu tiền để làm bức tranh đó?
A. 20.400.000 đồng. B. 20.600.000 đồng.
C. 20.800.000 đồng. D. 21.200.000 đồng.
Câu 33: Tìm tất cả các giá trị thực của m để đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 4\left( {m - 1} \right){{\rm{x}}^2} + 2m - 1\) có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác có một góc bằng \({120^o}.\)
A. \(m = 1 + \frac{1}{{\sqrt[3]{{16}}}}.\) B. \(m = 1 + \frac{1}{{\sqrt[3]{2}}}.\) C. \(m = 1 + \frac{1}{{\sqrt[3]{{48}}}}.\) D. \(m = 1 + \frac{1}{{\sqrt[3]{{24}}}}.\)
Câu 34: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):{\rm{x}} - 2y + 2z - 3 = 0\) và mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 10{\rm{x}} + 6y - 10{\rm{z}} + 39 = 0.\) Từ một điểm M thuộc mặt phẳng (P) kẻ một đường thẳng tiếp xúc với mặt cầu (S) tại điểm N. Tính khoảng cách từ M tới gốc tọa độ biết rằng \(MN = 4.\)
A. 5. B. 3. C. \(\sqrt 6 .\) D. \(\sqrt {11} .\)
Câu 35: Tính tích môđun của tất cả các số phức z thỏa mãn \(\left| {2z - 1} \right| = \left| {\overline z + 1 + i} \right|,\) đồng thời điểm biểu diễn của z trên mặt phẳng tọa độ thuộc đường tròn có tâm \(I\left( {1;1} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt 5 .\)
A. \(1.\) B. \(3\sqrt 5 .\) C. \(\sqrt 5 .\) D. \(3.\)
Câu 36: Tìm số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{4{\rm{x}} - 1 - \sqrt {{x^2} + 2{\rm{x}} + 6} }}{{{x^2} + x - 2}}.\)
A. 2. B. 3. C. 1. D. 0.
Câu 37: Trong mặt phẳng (P) cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 7 và hình tròn (C) có tâm A, đường kính bằng 14 (hình vẽ bên). Tính thể tích V của vật thể tròn xoay được tạo thành khi quay mô hình trên quanh trục là đường thẳng AC.
A. \(V = \frac{{343\left( {4 + 3\sqrt 2 } \right)\pi }}{6}.\) B. \(V = \frac{{343\left( {12 + \sqrt 2 } \right)\pi }}{6}.\)
C. \(V = \frac{{343\left( {6 + \sqrt 2 } \right)\pi }}{6}.\) D. \(V = \frac{{343\left( {7 + \sqrt 2 } \right)\pi }}{6}.\)
Câu 38: Một vật chuyển động theo quy luật \(s = 9{t^2} - {t^3},\) với t (giây) là khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu chuyển động và s (mét) là quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời gian 5 giây, kể từ khi bắt đầu chuyển động, vận tốc lớn nhất của vật đạt được bằng bao nhiêu?
A. 27 m/s. B. 15 m/s. C. 100 m/s. D. 54 m/s.
Câu 39: Cho hình thang cong (H) giới hạn bởi các đường \(y = \frac{1}{x},y = 0,x = 1,x = 5.\) Đường thẳng \(x = k\,\,\,\left( {1 < k < 5} \right)\) chia (H) thành hai phần là \(\left( {{S_1}} \right)\) và \(\left( {{S_2}} \right)\) quay quanh trục Ox ta thu được hai khối tròn xoay có thể tích lần lượt là \({V_1}\) và \({V_2}.\) Xác định k để \({V_1} = 2{V_2}.\)
A. \(k = \frac{5}{3}.\) B. \(k = \frac{{15}}{7}.\)
C. \(k = \ln 5.\) D. \(k = \sqrt[3]{{25}}.\)
Câu 40: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 2}}{2} = \frac{{y - 1}}{2} = \frac{{z + 1}}{{ - 1}}\) và điểm \(I\left( {2; - 1;1} \right).\) Viết phương trình mặt cầu cắt đường thẳng d tại hai điểm A, B sao cho tam giác IAB vuông cân tại I.
A. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 9.\)
B. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 9.\)
C. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 8.\)
D. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = \frac{{80}}{9}.\)
Câu 41: Cho biết chu kì bán rã của chất phóng xạ radi \(_{}^{226}Ra\) là 1602 năm (tức là một lượng \(_{}^{226}Ra\) sau 1602 năm phân hủy thì chỉ còn lại một nửa). Sự phân hủy được tính theo công thức \(S = A.{e^{rt}}\) trong đó A là lượng chất phóng xạ ban đầu, r là tỉ lệ phân hủy hàng năm \(\left( {r < 0} \right),\) t là thời gian phân hủy, s là lượng còn lại sau thời gian phân hủy. Hỏi 5 gam \(_{}^{226}Ra\)sau 4000 năm phân hủy sẽ còn lại bao nhiêu gam (làm tròn đến 3 chữ số thập phân)?
A. 0,886 gam. B. 1,023 gam. C. 0,795 gam. D. 0,923 gam.
Câu 42: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SAD là tam giác đều và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và CD. Tính bán kính R của khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.CMN.
A. \(R = \frac{{a\sqrt {37} }}{6}.\) B. \(R = \frac{{a\sqrt {29} }}{8}.\) C. \(R = \frac{{5a\sqrt 3 }}{{12}}.\) D. \(R = \frac{{a\sqrt {93} }}{{12}}.\)
Câu 43: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(4\log _4^2x - 2{\log _2}x + 3 - m = 0\) có nghiệm thuộc đoạn \(\left[ {\frac{1}{2};4} \right].\)
A. \(m \in \left[ {\frac{{11}}{4};9} \right].\) B. \(m \in \left[ {2;6} \right].\) C. \(m \in \left[ {\frac{{11}}{4};15} \right].\) D. \(m \in \left[ {2;3} \right].\)
Câu 44: Cho biết \(\int\limits_1^2 {\ln \left( {9 - {{\rm{x}}^2}} \right)d{\rm{x}}} = a\ln 5 + b\ln 2 + c,\) với a, b, c là các số nguyên. Tính \(S = \left| a \right| + \left| b \right| + \left| c \right|.\)
A. \(S = 34.\) B. \(S = 18.\) C. \(S = 26.\) D. \(S = 13.\)
Câu 45: Biết rằng giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \frac{{{{\ln }^2}x}}{x}\) trên đoạn \(\left[ {1;{e^3}} \right]\) là \(M = \frac{m}{{{e^n}}},\) trong đó m, n là các số tự nhiên. Tính \(S = {m^2} + 2{n^3}.\)
A. \(S = 22.\) B. \(S = 24.\) C. \(S = 32.\) D. \(S = 135.\)
Câu 46: Biết rằng tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - \left( {m - 1} \right){x^2} - \left( {m - 3} \right)x + 2017m\) đồng biến trên các khoảng \(\left( { - 3; - 1} \right)\) và \(\left( {0;3} \right)\) là đoạn \(T = \left[ {a;b} \right].\) Tính \({a^2} + {b^2}.\)
A. \({a^2} + {b^2} = 10.\) B. \({a^2} + {b^2} = 13.\) C. \({a^2} + {b^2} = 8.\) D. \({a^2} + {b^2} = 5.\)
Câu 47: Tính thể tích V của khối chóp S.ABC có độ dài các cạnh \(SA = BC = 5{\rm{a}},\,\,\)\(SB = AC = 6{\rm{a}},\,\,SC = AB = 7{\rm{a}}.\)
A. \(V = 2\sqrt {105} {a^3}.\) B. \(V = \frac{{35}}{2}{a^3}.\) C. \(V = \frac{{35\sqrt 2 }}{2}{a^3}.\) D. \(V = 2\sqrt {95} {a^3}.\)
Câu 48: Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có độ dài đường chéo \(AC' = \sqrt {18} .\) Gọi S là diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật này. Tính giá trị lớn nhất của S.
A. \({S_{\max }} = 18\sqrt 3 .\) B. \({S_{\max }} = 36.\) C. \({S_{\max }} = 18.\) D. \({S_{\max }} = 36\sqrt 3 .\)
Câu 49: Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) có đồ thị như hình bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(bc > 0,ad < 0.\) B. \(ac > 0,bd > 0.\)
C. \(ab < 0,cd > 0.\) D. \(bd < 0,ad > 0.\)
Câu 50: Một người vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất là 0,7%/tháng tháng theo thỏa thuận cứ mỗi tháng người đó sẽ trả cho ngân hàng 5 triệu đồng và cứ trả hàng tháng như thế cho đến khi hết nợ (tháng cuối cùng có thể trả dưới 5 triệu). Hỏi sau bao nhiêu tháng thì người đó trả được hết nợ ngân hàng.
A. 22. B. 23. C. 24. D. 21.
Các em vui lòng đăng nhập Chúng tôi.net tải đề thi về máy để xem lời giải chi tiết.
Các em quan tâm có thể xem thêm:
- Chuyên đề Phương pháp tọa độ trong không gian Oxyz - Trần Thông
- Chuyên đề Trắc nghiệm Số phức
- Đề thi thử THPT QG 2017 môn Toán Sở GD&ĐT Quảng Ninh lần 1 có đáp án
Chúc các em có quá trình Ôn luyện, học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp đến.
--MOD TOÁN Chúng tôi (tổng hợp)--