ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC LỚP 12 NĂM 2019
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
- LẦN 1
Câu 1: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
C. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật.
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
Câu 2: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể ba kép là
A 18. B. 10. C. 7. D. 24.
Câu 3: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 1 liên kết hiđrô?
A.Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X.
B. Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T.
C. Mất một cặp A-T
D. Thêm một cặp G-X.
Câu 4: Loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã là
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 5: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là
A. gen điều hòa. B. vùng vận hành. C. vùng mã hoá. D. vùng khởi động.
Câu 6: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A liên kết U ; G liên kết X.
B. A liên kết X ; G liên kết T.
C. A liên kết T ; G liên kết X.
D. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G.
Câu 7: Vi khuẩn tía không chứa lưu huỳnh dinh dưỡng theo kiểu
A. hoá dị dưỡng. B. quang tự dưỡng.
C. hoá tự dưỡng. D. quang dị dưỡng.
Câu 8: Các nguyên tố đại lượng cần cho mọi loài cây gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Si
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Câu 9: Trong bảng mã di truyền axit amin mêtiônin và triptôphan được mã hóa bởi bộ ba
A. 3'GUA5'; 3'GGU5'. B. 5'AGU3'; 5'UGG3'.
C. 3'AUG5'; 3'UGG5'. D. 5'UAA3'; 5'AUG3'
Câu 10: Hầu hết các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính liên tục D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 11: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi ADN hình thành theo chiều
A. cùng chiều với mạch khuôn. B. 3’ đến 5’.
C. 5’ đến 3’. D. cùng chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 12: Dưới đây là một phần trình tự nuclêotit của mARN được phiên mã từ đoạn mạch trên ADN . 5’… AUGXAUGXXUUAUUX ..3’
Vậy trình tự nuclêôtit của một đoạn mạch gốc của gen là:
A. 3’… AUGXAUGXXUUAUUX ...5’
B. 3’… ATGXATGXXTTATTX ...5’
C. 3’… TAX GTA XGG AAT AAG …5’.
D. 5’… ATGXATGXXTTATTX ..3’
Câu 13: Hoocmôn ra hoa được hình thành từ bộ phận nào của cây?
A. Rễ, thân B. Rễ C. Lá D. Thân
Câu 14: Ở sinh vật nhân sơ axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là
A. foocmin mêtiônin B. metiônin C. pheninalanin D. glutamin
Câu 15: Loại mô phân sinh chỉ có ở cây Một lá mầm là
A. Mô phân sinh lóng B. Mô phân sinh bên
C. Mô phân sinh đỉnh thân D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 16: Ở người, loại tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là
A. biểu bì da. B. hồng cầu. C. bạch cầu. D. cơ.
Câu 17: Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là
A. “Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”
B.“Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”.
C.“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.
D. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.
Câu 18: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu
A. tím. B. đỏ. C. vàng D. xanh.
Câu 19: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. mã di truyền B. codon. C. anticodon. D. gen.
Câu 20: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 700nm. B. 30nm. C. 300nm. D. 11nm.
----Để xem nội dung từ câu 21 - 30 của đề thi thử THPT QG môn Sinh học lớp 12, vui lòng xem online hoặc tải về máy-----
Câu 31: Giả sử Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 10. Xét 5 cặp gen A, a; B, b; D, D; E,E; G,g; nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 189 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 5 tính trạng có tối đa 60 loại kiểu gen. III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 162 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng có tối đa 27 loại kiểu gen.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1
Câu 32: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Cặp nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến mất đoạn ở một chiếc; cặp nhiễm sắc thể số 3 bị đột biến đảo đoạn ở một chiếc; cặp nhiễm sắc thể số 4 bị đột biến chuyển đoạn ở một chiếc; cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường. Trong tổng số giao tử được sinh ra, giao tử chứa một đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ là:
A. 3/4. B. 1/4. C. 1/2. D. 1/8.
Câu 33: Cho phép lai P: AaBbDdEEFf x AaBbDdEeff. Các cặp alen phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử, không phát sinh đột biến mới. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội ở thế hệ con (F1) là:
A. 30/256 B. 28/256 C. 21/256 D. 27/64
Câu 34: Qua trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm trên cặp NST số 2 và số 3 đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 16 NST đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
1. Cây B có bộ NST 2n = 16.
2. Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.
3. Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ NST lệch bội (2n+1).
4. Cây A có thể là thể một nhiễm
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 35: Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hiđrô, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061A và 7532G. Cho kết luận sau:
1. Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
2. Gen A có G = X = 538; A = T =362.
3.Gen a có A = T = 361; G = X = 539
4. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X Số kết luận đúng là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra.Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1?
1.3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
2.5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
3.100% cây thân thấp, hoa đỏ.
4.11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
5. 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
6. 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37: Một cây dị hợp tử về 5 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều trội hoàn toàn, phân li độc lập. Khi cây trên tự thụ phấn Xác định tỉ lệ đời con F1 có kiểu gen chứa 3 cặp gen dị hợp.
A. 3,125%
B. 6,25%
C. 3,90625%
D. 18,75%
Câu 38: Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con bình thường.
A. 64/81 B. 1/36 C. 29/3 D. 9/16
Câu 39: Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng consisin tác động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với nhau thu được F2.Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Cho các phát biểu sau:
1.Theo lí thuyết, ở đời con loại kiểu gen AaaaBBbb ở F2 có tỉ lệ 1/9
2.Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2: 1225:35:35:1
3. Số kiểu gen ở F2 = 25,
4. Số kiểu hình ở F2 = 4
5. Cho Phép lai P: AA × aa, thu được các hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: 77 cây cao: 4 cây thấp.
Số phát biểu đúng
A. 4 B. 2 C. 5 D.3
Câu 40: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 80 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,25%. B. 0,5%. C. 1%. D. 2%
Trên đây là phần trích dẫn đề thi thử THPT QG môn Sinh học lớp 12.Chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy.
Các em có thể tham gia thi trực tuyến:
Chúc các em đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới!