Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2017 - Trường chuyên Lý Tự Trọng

SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH                     ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG                  Môn: Lịch sử - Thời gian làm bài: 50 phút

(Gồm 40 câu trắc nghiệm)

Câu 1. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A.     Hòa bình, trung lập
B.     Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C.     Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D.    Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ 1991 đến nay là
A.     Nghiêng về phương Tây và các nước châu Á
B.     Nghiêng về châu Phi và châu Á
C.     Nghiêng về phương Tây và châu Phi
D.    Nghiêng về châu Á
Câu 3. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) là gì?
A.     Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B.     Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C.     Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận,
D.    Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 4. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay) là gì?
A.     Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
B.     Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới,
C.     Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D.    Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
Câu 5. Vì sao Châu Phi được gọi là "Lục địa mới trỗi dậy"?
A.     Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
B.     Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
C.     Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
D.    Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.     Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi và thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật,
B.     Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, quân sự hoá nền kinh tế
C.     Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D.    Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
Câu 7. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
A.     Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng .
B.     Ở đây nhân dân đã đứng lên chống đế quốc Mĩ.
C.     Ở đây có cuộc cách nổi tiếng nổ ra và thắng lợi ở Cuba .
D.    Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ.
Câu 8. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là?
A.     Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang .
B.     Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C.     Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu .
D.    Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
Câu 9. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai là gì?
A.     Biết xâm nhập thị trường thế giới
B.     Tác dụng của những cải cách dân chủ
C.     Nhân tố con người với truyền thống “Tự lực tự cường”
D.    Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
Câu 10. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A.     Mĩ - Anh - Pháp.
B.     Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
C.     Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
D.    Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Câu 11. Ý nghĩa nào then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần thứ hai?
A.     Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B.     Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.
C.     Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
D.    Mở ra xu thế toàn cầu hóa.
Câu 12. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?
A.     Đa cực
B.     Đơn cực
C.     Một cực nhiều trung tâm
D.    Đa cực nhiều trung tâm
Câu 13. Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN?
A.     Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất
B.     Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
C.     Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN
D.    Khôi phục nền kinh tế Việt Nam
Câu 14. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần II của pháp đến kinh tế VN là
A.     Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ
B.     Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp
C.     Nền kinh tế VN lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp
D.    Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp
Câu 15. Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là?
A.     Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B.      Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
C.     Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
D.    Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản.
Câu 16. Công lao to lớn đầu tiên nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?
A.     Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B.     Thành lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên,
C.     Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D.    Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 17. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là:
A.     Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản.
B.     Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để sau đó làm cách mạng dân tộc.
C.     Đánh đổ địa chủ phong kiến, tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
D.    Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
Câu 18. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A.     Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
B.     Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái.
C.     Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
D.    Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.
Câu 19. Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939?
A.     Các quan lại của triều đình Huế và thực dân Pháp nói chung.
B.     Địa chủ phong kiến, bọn phản động thuộc địa.
C.     Bọn phản động thuộc địa và tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp.
D.    Các quan lại của triều đình Huế và tay sai của đế quốc.
Câu 20. Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A.     Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B.     Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
C.     Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
D.    Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 21. Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là ai?
A.     Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng
B.     Bọn đế quốc và phát xít
C.     Bọn thực dân phong kiến
D.    Bọn phát xít Nhật
Câu 22. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 cố tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A.     Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B.     Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
C.     Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D.    Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
Câu 23. Cuộc chiến đấu ở các đô thị của quân dân ta đã phá tan được âm mưu nào của thực dân Pháp ?
A.     Đánh nhanh, thắng nhanh
B.     Người Việt trị người Việt
C.     Đánh úp
D.    Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
Câu 24. Địa danh tiêu biểu cho cả nước trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
A.     Sài Gòn - Chợ Lớn.
B.     Nam Định,
C.     Hải Phòng.
D.    Thủ đô Hà Nội
Câu 25. Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc - thu đông 1947 có ý nghĩa gì?
A.     Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
B.     Buộc địch cơ cụm về thế phòng ngự bị động..
C.     Làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc
D.    Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp
Câu 26. Ta chủ động mở chiến dịch Biên Giới năm 1950 nhằm mục đích gì?
A.     Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc, tiêu diệt sinh lực địch.
B.     Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung.
C.     Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp, bảo vệ thủ đô Hà Nội.
D.    Bảo vệ thủ đô Hà Nội, khai thông biên giới Việt - Trung.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 của Trường chuyên Lý Tự Trọng. Để xem được đầy đủ đề thi và đáp án cũng như lời giải chi tiết của tài liệu này, các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản Chúng tôi để tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũng như là tập giải dạng đề thi THPT QG năm nay để đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo dùng để tiến hành ôn thi cho các em. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo Bộ 10 đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2017 và truy cập Chúng tôi.net để tham khảo đề thi thử THPT QG của tất cả các môn khác.

Chúc các em ôn thi thật tốt. 

--MOD Lịch sử Chúng tôi (tổng hợp)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?