SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN | KỲ THI TH PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 | ||||
Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh | Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài. 50 phút, không kể thời gian phát đề | ||||
Họ và tên:................SBD...................... | Mã đề 209 |
|
Câu 1. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quyền lực, tính bắt buộc chung.
C. Tính qui phạm phổ biến.
D. Tính dân chủ của pháp luật.
Câu 2. Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là
A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định ủa đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 3. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ từ quốc ội khóa I đến quốc hội khóa XIII liên tục tăng lên. Điều này thể hiện
A. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
B. Quyền bình đẳng về chí trị g ữa các dân tộc.
C. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong các cơ quan, doanh nghiệp.
D. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội.
Câu 4. Ng yên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật?
A. Do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan. B. Coithườngpháp luật, cố ý vi phạm pháp luật.
C. Thiếu pháp luật, pháp luật chưa rõ ràng. D. Pháp luật không còn phù hợp với thực tế.
Câu 5. Anh An đến công ty may kí kết hợp đồng lao động với giám đốc công ty. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã thỏa thuận kí hợp đồng lao động có thời hạn. Việc kí kết hợp đồng giữa anh An với giám đốc dựa trên nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Tự giác, dân chủ, các bên cùng có lợi.
C. Tích cực, trách nhiệm, tận tâm. D. Công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 6. A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp. Hành vi đó của A đã xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần của công dân.
D. Quyền tự do cá nhân của công dân.
Câu 7. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là
A. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
B. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
C. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép mới được khám xét chỗ ở của một người.
D. Việc khám xét chỗ ở phải đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây thì ai cũng được quyền bắt người mà không cần lệnh hay quyết định bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
A. Bắt người khi có căn cứ cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
B. Bắt người phạm tội quả tang và tội phạm đang bị truy nã.
C. Bắt người phạm tội quả tang.
D. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 9. Bố mẹ A có hành vi ngược đãi, xúi giục, ép buộc A làm việc trái đạo đức. Nếu em ở trong hoàn cảnh của A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Cam chiụ để giữ uy tín của gia đình.
B. Cần tới sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, dòng họ, thầy cô và bạn bè.
C. Làm theo lời của bố mẹ.
D. Im lặng để giữ tình cảm gia đình.
Câu 10. Bạn A thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là trong dịp Tết, bố mẹ bạn A sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt A nghỉ học để tham gia. Hành vi đó của bố mẹ bạn A đã vi phạm quyền bình đẳng trong những lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh và hôn nhân và gia đình. B. Lao động và hành chính.
C. Hành chính và hình sự. D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 11. Trường hợp nào dưới đây, công dân không sử dụng quyền khiếu nại?
A. Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính quá mức theo quy định của pháp luật.
B. Quyết định kỉ luật của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộcquyềnquảnlícủamình.
C. Nhân viên thuế thu quá mức thuế theo quy định của pháp luật.
D. Cô giáo mẫu giáo đánh đập trẻ em.
Câu 12. Nguyễn Văn T, 20 tuổi là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy, không có tiền để hút, T đã nảy sinh ý định đi cướp xe máy. T đã tìm được người quen là Trần Văn P, 17 tuổi để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê gười chở xe ôm đến chỗ vắng, chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương, thương tật 62%. Căn cứ vào hành vi phạm tội của T và P, òa đã xử Nguyễn Văn tù chung thân, Trần Văn P bị phạt tù 17 năm. Theo em, Tòa án dựa vào chi tiết nào để xử phạt P nhẹ tội hơn T?
A. P là người không nghiện ma túy.
P không phải là kẻ chủ mưu, chỉ là đồng phạm.
P còn trong độ tuổi chưa thành niên.
P là người bị dụ dỗ, lôi kéo.
Câu 13. Tài sản chung của vợ và chồng được hiểu là
A. Tài sản có trước khi kết hôn.
B. Tài sản có giá trị lớn.
C. Tài sản do người chồng hoặc người vợ tạo ra trong thời kì hôn nhân.
D. Tài sản được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.
Trên đây là một phần của Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của Trường THPT Chuyên Lê Văn Chánh, để xem chi tiết và đầy đủ đáp án các em hãy xem online hoặc tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo các tài liệu sau:
Bộ đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT
Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của Bộ GD và ĐT
Bộ đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT Chuyên
Hi vọng những tài liệu trên đây sẽ giúp các em một phần trong quá trình ôn luyện của mình. Chúc các em vượt qua kì thi với kết quả thật như ý.
--MOD GDCD Chúng tôi (tổng hợp)