SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN | ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH 12 |
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH | Môn: GDCD |
Đề chính thức | Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Đặc trưng của pháp luật là:
a. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
b. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
c. Vì sự phát triển của xã hội.
d. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 2. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì:
a. Là quy định với mọi người.
b. Là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
c. Là quy định đối với người đã thành niên.
d. Là khuôn mẫu cho công chức, viên chức Nhà nước .
Câu 3. Trong các loại văn bản pháp luật dưới đây văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
a. Hiến pháp. b. Quyết định, thông tư c. Nghị quyết, nghị định. d. Lệnh, chỉ thị.
Câu 4. Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
a. Để bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.
b. Để bảo đảm công bằng xã hội.
c. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.
d. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.
Câu 5. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:
a. Các qui tắc của pháp luật cũng là các qui tắc của đạo đức.
b. Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.
c. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
d. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Câu 6. Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
a. Vi phạm kỉ luật. b. Vi phạm luật dân sự.
c. Vi phạm hành chính. d. Vi phạm luật hình sự.
Câu 7. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:
a. Thi hành pháp luật. b. Tuân thủ pháp luật.
c. Áp dụng pháp luật. d. Sử dụng pháp luật.
Câu 8. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
a. Từ đủ 16 tuổi trở lên. b. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
c. Từ 18 tuổi trở lên. d. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 9. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
a. Từ đủ 18 tuổi trở lên. b. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
c. Từ đủ 14 tuổi trở lên d. Từ 18 tuổi trở lên.
Câu 10. Vi phạm hành chính là hành vi:
a. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
b. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí dân sự.
c. Xâm phạm các quy tắc quản lí môi trường.
d. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí viên chức.
Câu 11. Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
a. Áp dụng pháp luật. b. Thi hành pháp luật.
c. Tuân thủ pháp luật. d. Sử dụng pháp luật.
Câu 12. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
a. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
b. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
c. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
d. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 13. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
a. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
b. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
c. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
d. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
Câu 14. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ:
a. Có thai. b. Kết hôn.
c. Nghỉ việc không lí do. d. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Câu 15. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây?
a. Luật thuế thu nhập cá nhân. b. Luật sở hữu trí tuệ.
c. Luật dân sự. d. Luật lao động.
Câu 16. Người có quyền tố cáo là:
a. Cá nhân, tổ chức.
b. Công dân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
c. Chỉ có công dân.
d. Chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị.
Câu 17. Chủ thể của hợp đồng lao động là:
a. Người lao động và người sử dụng lao động.
b. Người lao động và đại diện người lao động.
c. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
d. Tất cả các phương án trên.
Câu 18. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
a. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
b. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
d. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
Trên đây là một phần của Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của Trường THPT Phan Chu Trinh, để xem chi tiết và đầy đủ đáp án các em hãy xem online hoặc tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo các tài liệu sau:
Bộ đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT
Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của Bộ GD và ĐT
Bộ đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT Chuyên
Hi vọng những tài liệu trên đây sẽ giúp các em một phần trong quá trình ôn luyện của mình. Chúc các em vượt qua kì thi với kết quả thật như ý.
--MOD GDCD Chúng tôi (tổng hợp)