Hướng ôn tập môn Hóa học kì thi THPT QG 2017

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC KÌ THI THPT QUỐC GIA 2017

 

Tính đến 15 giờ chiều ngày 14/5/2017 Bộ GD&ĐT đã công bố 3 đề minh họa cho kì thi THPT QG 2017. Tổng hợp cấu trúc các đề thi thử, Chúng tôi.net  xin đưa ra vài phân tích và định hướng để các em học sinh có cái nhìn tổng quát hơn và tự đánh giá, nhìn nhận, đưa ra phương pháp sao cho ôn tập với lộ trình hiệu quả nhất.

 

1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết

Nhìn chung trong cả 3 đề minh họa thì tỉ lệ  câu hỏi nhận biết chiếm tỉ lệ khá cao.

Ví dụ ở đề minh họa lần 1:

Câu 1: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Ca.                                          B. Na.                                   C. Ag.                           D. Fe.

Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.

D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

Câu 3: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?

A. Gắn đồng với kim loại sắt.

B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.

C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.

D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.

Để xem trọn vẹn nội dung tài liệu các em có thể tải về hoặc xem Online Phân tích và định hướng ôn tập môn Hóa học kì thi thpt QG 2017 nhé!

2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu

Bài tập bắt đầu xuất hiện ở vùng câu hỏi thông hiểu này. Ta xét các kiểu câu hỏi sau:

a. Câu hỏi đếm

+Đếm phát biểu đúng/sai

+ Đếm số phản ứng có xuất hiện khí

+ Đếm số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa …

Câu 10: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4  loãng là

A. 1.                                       B. 2.                                       C. 3.                                       D. 4.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

  1. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
  2. Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
  3. Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
  4. Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
  5. Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                                       B. 3.                                       C. 4.                                       D. 5.

Ví dụ đề minh họa lần 2:

Câu 10: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

     A. 1.                                         B. 2.                               C. 3.                                             D. 4.

Câu 28: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là:

     A. 4.                                         B. 5.                                C. 6.                                             D. 7.

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

     (a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

     (b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

     (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

     (d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                         B. 2.                                         C. 3.                                         D. 4.

Câu 34: Cho các phát biểu sau:

     (a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

     (b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.

     (c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

     (e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.

     (f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

     A. 3.                                         B. 5.                                C. 4.                                      D. 2.

Ví dụ đề minh họa lần 3:

Câu 59. Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là

A. 2.                                             B. 4.                              C. 1.                                      D. 3.

Câu 66.

Cho các phát biểu sau:

  1. Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
  2. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
  3. Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
  4. Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
  5. Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit.
  6. Ở điều kiện  thích  hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                       B. 2.                                      C. 4.                                         D. 5.

Câu 69.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

  1. Điện phân NaCl nóng chảy.
  2. Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
  3. Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.
  4. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
  5. Cho Ag vào dung dịch HCl.

(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4. Số thí nghiệm thu được chất khí là

A. 4.                                          B. 5.                             C. 2.                             D. 3

Câu 71.

Cho các phát biểu sau:

  1. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
  2. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
  3. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
  4. Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
  5. Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng. Số phát biểu đúng là

A. 2.                                            B. 4.                           C. 5.                               D. 3.

b. Dạng sơ đồ phản ứng

Đề minh họa lần 1:

Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

C8H14O4  + NaOH  →  X1  + X2 + H2O

X1  + H2SO4  →X3 + Na2SO4

X3  + X4   → Nilon-6,6 + H2O Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.
  2. Nhiệt độ sôi của X2  cao hơn axit axetic.
  3. Dung dịch X4  có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.
  4. Nhiệt độ nóng chảy của X3  cao hơn X1

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung của tài liệu Phân tích và định hướng ôn tập môn Hóa học kì thi thpt QG 2017. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (biên soạn)--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?