Đề thi THPT QG 2018 môn Vật lý chuẩn cấu trúc Bộ GD-ĐT

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC

Môn: Vật lý

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

     B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

     C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

     D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

Đáp án D

Đối với vật dao động điều hòa:

+ Quỹ đạo chuyển động là một đoạn thẳng

+ Li độ biến thiên theo thời gian theo hàm sin (cos)

+ Lực kéo về: \(F = k.x \Rightarrow \)  Lực kéo về cũng biến thiên điều hòa theo thời gian

 

Câu 2: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon.

     B. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.

     C. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

     D. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon đó càng nhỏ.

Đáp án A

Thuyết lượng tử ảnh sáng;

- Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon.

- Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các photon đều giống nhau và có năng lượng \(\varepsilon  = h\,f\).

- Trong chân không các photon bay với vận tốc  \(c = {3.10^8}m/s\) dọc theo các tia sáng

- Mỗi lần 1 nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ 1 photon.

- Chỉ có photon ở trạng thái chuyển động, không có photon đứng yên.

 

Câu 3: Qua một thấu kính hội tụ tiêu cực 20 cm, một vật đặt trước kính 10 cm sẽ cho ảnh cách vật

     A. 0 cm.                        B. 20 cm.                      C. 30 cm.                      D. 10 cm.

Đáp án D

Vị trí của ảnh: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Rightarrow d' = \frac{{d\,.f}}{{d - f}}\) 

Thay số vào ta được: \({\rm{d}}' = \frac{{10.20}}{{10 - 20}} =  - 20\,\,cm\) 

Khoảng cách giữa vật và ảnh:  \(L = \left| {d + d'} \right| = \left| {10 - 20} \right| = 10\,\,cm\) 

 

Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

     A. Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có thể có cùng giá trị bước sóng.

     B. Đại lượng đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là bước sóng.

     C. Các ánh sáng đơn sắc chỉ có cùng vận tốc trong chân không.

     D. Đại lượng đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số.

Đáp án A

Đại lượng đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số (bước sóng)

Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.

 

Câu 5: Quang phổ vạch phát xạ là một quang phổ gồm

     A. các vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.

     B. một số vạch sáng riêng biệt cách nhau bằng khoảng tối.

     C. các vạch từ đỏ tói tím cách nhau bằng những khoảng tối.

     D. một vạch sáng nằm trên nến tối.

Đáp án B

Quang phổ vạch phát xạ là một quang phổ gồm một số vạch sáng riêng biệt cách nhau bằng những khoảng tối (một số vạch sáng trên nến tối)

 

Câu 6: Nếu máy phát điện xoay chiều có p cặp cực, rôto quay với vận tốc n vòng/giây thì tần số dòng điện phát ra là

 

A.    \(f = 2np.\)               

B.      \(f = \frac{{np}}{{60}}.\)              

C.       \(f = \frac{{np}}{2}.\)             

D.  \(f = np.\)

Đáp án D

Tần số dòng điện do máy phát là: \(f = p\,.n\) (n tính bằng vòng/giây)

Hoặc: \(f = \frac{{p\,.n}}{{60}}\) (n tính bằng vòng/phút)

 

Câu 7: Vận tốc truyền âm trong không khí là 336m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha là 0,2 m.Tần số của âm là:

     A. 840 Hz.                    B. 400 Hz.                    C. 420 Hz.                    D. 500 Hz.

Đáp án C

Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động vuông pha: \(\Delta \varphi  = \frac{\pi }{2} = \frac{{\omega .x}}{v} = \frac{{2\pi f.x}}{v} \Rightarrow f = \frac{v}{{4x}}\) 

Thay số vào ta có: \(f = \frac{{336}}{{4.0,2}} = 420\,\,H{\rm{z}}\) 

 

Câu 8: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là

A.      \({i^2} = \frac{C}{L}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)                                    

B.  \({i^2} = \frac{L}{C}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)

C.       \({i^2} = LC\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)                                 

D. \({i^2} = \sqrt {LC} \left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)

Đáp án B

Từ biểu thức năng lượng dao động của mạch:

\({\rm{W}} = \frac{1}{2}CU_0^2 = \frac{1}{2}C{u^2} + \frac{1}{2}L{i^2} \Rightarrow {i^2} = \frac{L}{C}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right)\) 

 

Câu 9: Bộ phận nào của máy phát thanh vô tuyến đơn giản có nhiệm vụ biến đổi dao động âm thành dao động điện?

     A. Angten                     B. Mạch biến điệu         C. Micro                        D. Loa

Đáp án C

Sơ đồ mạch thu, phát sóng:

Trong đó:

Sơ đồ mạch thu, phát sóng

 

Câu 10: Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là

     A. hai bước sóng.                                               B. một bước sóng.

     C. nửa bước sóng.                                              D. một phần tư bước sóng.

Đáp án D

Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là \(\frac{\lambda }{4}\) 

Câu 11: Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ

     A. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

     B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

     C. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

     D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng.

Đáp án D

Vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ đo được các giá trị hiệu dụng của dòng xoay chiều

 

Câu 12: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

     A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

     B. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

     C. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

     D. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Đáp án D

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

 

 

Đáp án

1-D

2-A

3-D

4-A

5-B

6-D

7-C

8-B

9-C

10-D

11-D

12-D

13-B

14-C

15-C

16-C

17-A

18-D

19-B

20-C

21-A

22-D

23-D

24-B

25-C

26-D

27-D

28-A

29-C

30-C

31-C

32-C

33-A

34-D

35-A

36-D

37-C

38-C

39-B

40-C

 

 

 

{--Các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại Đề thi online THPT QG 2018 môn Vật lý  chuẩn cấu trúc Bộ Giáo Dục --}

 
 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung 40 câu trắc nghiệm môn Vật lý 12 nằm trong cấu trúc Đề thi minh họa THPT QG 2018 của Bộ GD&ĐT . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?