SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (8,0 điểm)
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau và không bao giờ tới đích.
Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào.
Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng.
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng.
(Nguồn: http://khotangdanhngon.com/danh-ngo-cuoc-song)
Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?
PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12,0 điểm)
“Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.
Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành”.
(Chế Lan Viên, Ta gửi cho mình, Ngữ Văn 10- tập 2)
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ? Bằng những hiểu biết về thơ ca, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (8,0 điểm)
A. Yêu cầu chung:
- Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng, đạo lí). Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thức tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, theo quan điểm riêng miễn là hợp lí, thuyết phục, thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán. Sau đây là một vài định hướng:
- Giải thích (2,0 điểm)
- Đường chạy marathon dài vô tận: Đường chạy dài, đòi hỏi con người phải trường sức, giữ sức, bền bỉ, không bỏ cuộc, cố gắng về tới đích.
- Đường chạy vượt rào: Trên đường chạy có những rào chắn, đòi hỏi sức bật để vượt qua. Có vượt qua được những rào cản mới về được đến đích.
- Đường chạy nước rút: Đoạn chạy cuối trên một đường đua, là lúc phải dốc sức vươn lên và về đích sớm nhất có thể, nếu không cố gắng dốc sức thì sẽ bị tụt lại sau và trở thành người về đích cuối cùng.
- Đường chạy tiếp sức: Có những con đường dài một mình không đủ sức vượt qua nổi, nên mỗi người sẽ đảm nhiệm vị trí từng đoạn, tiếp nối, tiếp sức cho nhau để nhanh chóng về đích giành được chiến thắng.
- ⇒ Đoạn văn sử dụng cách nói hình ảnh, có ý nghĩa biểu tượng để nói về những con đường đời với tính chất, yêu cầu và những đọi hỏi khác nhau, song có một điểm chung là con người luôn phải cố gắng nỗ lực hết sức, bằng khả năng của bản thân và liên kết với mọi người, để chúng ta đến được với một cái đích, một mục tiêu nào đó đặt ra.
- Phân tích, chứng minh (4,0 điểm)
- Đoạn văn gợi cho ta những liên tưởng và suy nghĩ sâu sắc về đường đời, đem đến cho ta bài học quý giá: dù ở bất kì chặng đường đời nào, ta cũng phải cố gắng, nỗ lực vươn lên, vượt qua, liên kết sức mạnh với mọi người để đạy được đích và thành công.
- Đường đời của chúng ta không chỉ là một trong bốn con đường đó mà phải là sự tổng hợp linh hoạt của cả bốn con đường.
- Dù ở chặng đường nào của cuộc đời, chúng ta cũng phải thể hiện sự cố gắng, nỗ lực, sự chung sức và tinh thần đoàn kết...
- (Trong quá trình phân tích, chứng minh, học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, hoặc trải nghiệm của bản thân để minh họa).
- Bình luận, mở rộng vấn đề (1,0 điểm)
- Cuộc sống con người không phải lúc nào cũng là những đường chạy, những cuộc đua, những cái đích hữu hạn, hữu hình mà cuộc sống là dòng chảy bất tận, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng bền bỉ của chúng ta suốt mọi hành trình.
- Phê phán những con người: không nỗ lực cố gắng trên hành trình cuộc sống; những người luôn dựa dẫm, ỷ lại vào người khác...
- Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Nhận thức đúng đắn về hành trình cuộc sống, điều kiện, sức mạnh để đến đích cuộc sống.
- Xác định ý thức và hành động để mỗi chặng đường đời đều gặt hái nhiều thành công, để cuộc sống có ý nghĩa...
PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề; biết vận dụng kiến thức lí luận về tác giả, tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, viết văn có cảm xúc, không mắc lỗi về cách dùng từ, chính tả, ngữ pháp; vận dụng các thao tác lập luận một cách hợp lí, hiệu quả.
- Yêu cầu về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những quan điểm trái chiều song cần có căn cứ thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
- Giải thích:
- “Mình là ta... Lại là ta đấy”: Trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận, nhà thơ và bạn đọc luôn có sự đồng cảm. Khi đó, tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.
- “Ta gửi tro... mình dựng lại nên thành”: Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng, đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro” tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” lại có thể “nên thành”.
- ⇒ Ý thơ của Chế Lan Viên khẳng định mối quan hệ giữa nhà văn - người đọc trong quá trình sáng tác văn chương và tác động của tác phẩm trong tâm trí người đọc.
- Chứng minh:
- Quá trình sáng tác thơ ca và sự tiếp nhận của độc giả:
- Thơ ca là sản phẩm sáng tạo từ bàn tay khối óc của người nghệ sĩ, bắt nguồn từ cuộc sống; bộc lộ thái độ tình cảm; chứa đựng cách nhìn nhận, suy nghĩ đánh giá của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Mỗi thi sĩ trong sáng tác của mình luôn có những đóng góp về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
- Người đọc qua các sáng tác thơ ca, có những cách đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về mỗi tác phẩm của nghệ sĩ.
- Tác động của thơ ca đối với con người và cuộc đời:
- Mỗi sáng tác của từng thi sĩ đều có tác động, ảnh hưởng riêng đến độc giả.
- Nhưng nhìn chung các tác phẩm thơ đều cho người đọc hiểu vấn đề cuộc sống được nhìn nhận qua cảm xúc của thi sĩ; đều hướng chúng ta đến cái đẹp của tình đời, tình người, cái đẹp của lĩnh vực nghệ thuật.
- Thơ ca còn giáo dục chúng ta những bài học nhân sinh cao đẹp...
- (Trong quá trình chứng minh, học sinh có thể đưa dẫn chứng cụ thể về thời kì, khuynh hướng trào lưu văn học hoặc tác giả văn học, tác phẩm văn học. Dẫn chứng được chọn lựa có sự phân tích sâu sắc, tránh hiện tượng liệt kê dẫn chứng. Học sinh cần nêu rõ quan điểm và chứng minh cho ý kiến của mình bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục).
- Quá trình sáng tác thơ ca và sự tiếp nhận của độc giả:
- Bàn luận:
- Người sáng tác luôn luôn trăn trở trước con người, cuộc đời rồi đàm luận với người đọc về những vấn đề mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc.
- Người đọc lí giải, cắt nghĩa vẻ đẹp của tác phẩm bằng sự hiểu biết của mình. Từ đó, người đọc lí giải bằng nhiều cách, trên nhiều phương diện, có khi tìm ra nét nghĩa mới, ý nghĩa tích cực nằm ngoài dụng ý của nhà văn.
- Sức sống lâu bền của tác phẩm chính là sự trường tồn qua thời gian và qua nhiều thế hệ bạn đọc.
- Đánh giá:
- Nhận định của Chế Lan Viên như một tuyên ngôn nghệ thuật khẳng định vai trò của thơ ca nói riêng, văn học nói chung: làm đẹp cho cuộc đời, con người và khơi dậy sức sáng tạo của người nghệ sĩ cũng như của bạn đọc.
- Nhận định đặt ra yêu cầu với người sáng tác phải tạo ra được nét riêng, độc đáo trong quá trình sáng tác bằng cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận mới mẻ; yêu cầu với bạn đọc là phải tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình, trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà văn.
- Giải thích:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những quan điểm trái chiều song cần có căn cứ thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
- Thang điểm:
- Điểm 12,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 10,0-11,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu, có thể mắc vài lỗi nhỏ không đáng kể.
- Điểm 8,0-9,0: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, mắc một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt.
- Điểm 6,0-7,0: Đáp ứng ½ yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 4,0-5,0: Đáp ứng ½ yêu cầu mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1,0-3,0: Bài sơ sài, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0,0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm;