SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN THI : HÓA HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: (5,0 điểm)
1. Cho Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 rất loãng thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch KOH được kết tủa B, dung dịch C và khí D có mùi khai. Cho từ từ dung dịch HCl vào C lại thấy xuất hiện kết tủa B. Cho kết tủa B và khí D vào dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được một loại phèn. Viết phương trình phản ứng giải thích thí nghiệm trên.
2. Chỉ dùng phenolphtalein hãy phân biệt 6 dung dịch: NaOH, H2SO4, Na2SO4, BaCl2, NaCl, HCl.
3. Hiđrocacbon A (có M = 68 gam), A có cấu tạo mạch nhánh. Viết CTCT của A. Trong số trên, chất nào dùng để điều chế cao su. Viết PTHH của phản ứng.
Câu 2: (3,5 điểm)
Một hỗn hợp khí X gồm anken A và ankin B. Thực hiện 2 thí nghiệm như sau:
- Lấy 16,2 gam hỗn hợp X đốt cháy hết, sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng nước vôi trong. Sau khi phản ứng kết thúc thấy tạo ra 80 gam kết tủa và 32,4 gam muối hiđrocacbonat.
- Lấy 17,92 lit hỗn hợp X cho phản ứng với H2, xúc tác Ni nóng thì cần 31,36 lit H2 để thu được ankan.
Xác định CTPT của A, B. Biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc.
Câu 3: (2,5 điểm)
Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệm với dung dịch X chứa AgNO3 0,15M và Cu(NO3)3 0,01M. Học sinh A cho một lượng kim loại Mg vào 200ml X, phản ứng xong thu được 5g chất rắn. Học sinh B cũng dùng 200ml X nhưng cho vào đó 0,78g kim loại M (M không tan trong nước, hóa trị II và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học), phản ứng xong thu được 2,592g chất rắn.
- Học sinh A đã dùng bao nhiêu gam Mg ?
- Xác định kim loại M.
Câu 4: (5,5 điểm)
1. Viết đầy đủ 8 phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
2. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO, BaO thành từng chất nguyên chất.
Câu 3: (3,5 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 12,8g CaO vào nước ta được dung dịch A. Mặt khác hòa tan 28,1g hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 có thành phần thay đổi , trong đó chứa a% MgCO3 bằng dung dịch HCl ta được dung dịch B và khí C. Cho khí C thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A thì thu được kết tủa D. Hỏi khi a% có giá trị bằng bao nhiêu thì lượng kết tủa D đạt giá trị lớn nhất và bé nhất?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Sở GD&ĐT Quảng Ngãi. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !