SỞ GD &ĐT HÀ TĨNH | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH HỌC 2018 - 2019 |
Câu 1 (6 điểm)
Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều. Anh (chị) hãy:
a. Trình bày sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ.
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa .
c. Giải thích tại sao ở vùng ôn đới, bờ Tây các lục địa thường có lượng mưa lớn hơn ở bờ Đông?
Câu 2 (6 điểm)
Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy:
a. Phân tích đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta.
b. So sánh sự khác biệt về địa hình khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc.
c. Trình bày các dạng địa hình ven biển ở nước ta và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Câu 3 (4,0 điểm)
Hảy nêu ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng biển nước ta.
Câu 4 (4,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu:
Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta thời kì 1991-2005
(đơn vị : nghìn tỷ đồng; theo giá so sánh 1994)
Năm | 1991 | 1995 | 2000 | 2005 |
Nhà nước | 53,5 | 78,4 | 111,5 | 159,8 |
Ngoài nhà nước | 80,8 | 104,0 | 132,5 | 185,7 |
Có vốn đầu tư nước ngoài | 5,3 | 13,2 | 29,6 | 47,5 |
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta thời kì trên ( lấy năm 1991 = 100% )
b. Nhận xét biểu đồ.
*** Hết ***
ĐÁP ÁN
Câu 1 (6 điểm)
a. Trình bày sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ (2 điểm)
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo: trung bình trên 1500mm/năm.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam, khoảng 600mm/năm.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình của bán cầu Bắc và Nam), khoảng 1000mm/năm.
- Mưa càng ít khi về phía hai cực Bắc và Nam.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: (3 điểm)
- Khí áp:
- ở khu vực khí áp thấp thường mưa nhiều, khu vực khí áp cao thường mưa ít.
- Nguyên nhân: Khí áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Ngược lại, khu vực khí áp cao không khí ẩm không bốc lên cao được, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến.
- Frông: Miền có Frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.
- Gió:
- Miền có gió Mậu dịch thường mưa ít , vì gió khô.
- Miền có gió mùa, gió Tây ôn đới thường mưa nhiều, vì gió mang theo nhiều hơi nước.
- Những vùng sâu trong nội địa thường mưa ít do không có gió từ đại dương thổi vào.
- Dòng biển:
- Ven các dại dương có dòng biển nóng đi qua thường mang nhiều hơi nước, gây mưa.
- Nơi có dòng biển lạnh thường ít mưa vì không bốc hơi được.
- Địa hình:
- ở sườn đón gió càng lên cao càng mưa nhiều, (tuy nhiên chỉ đến một độ cao nhất định, lượng mưa giảm).
- Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa.
c. Giải thích: ở vùng ôn đới, bờ Tây các lục địa mưa nhiều hơn bờ Đông vì: (1 điểm)
- Chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới ( bờ Tây đón gió).
- Có nhiều dòng biển nóng đi qua
Câu 2 (6 điểm)
a. Đặc điểm địa hình khu vực đối núi nước ta: (2 điểm)
- Chiếm 3/4 diện tích cả nước, chủ yếu là đồi núi thấp…
- Có cấu trúc đa dạng:
- Núi già được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và phân bậc rõ rệt.
- Có hai hướng chính: TB - ĐN và vòng cung (dẫn chứng), và nghiêng dần từ TB xuống ĐN...
- Mang sắc thái của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Bị xâm thực mạnh, chia cắt nhiều ( dẫn chứng).
- Quá trình caxtơ diễn ra mạnh tạo ra nhiều dạng địa hình độc đáo: hang động…
- Chịu tác động manh mẽ của con người ( dẫn chứng).
b. So sánh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc: (2 điểm)
Nội dung | Tây Bắc | Đông Bắc |
Tuổi địa chất | Hình thành từ thời tiền Cambri | Được nâng lên chủ |
Độ cao | Cao nhất nước ta | Chủ yếu núi thấp |
Hứớng núi | TB - ĐN (dẫn chứng) | Vòng cung (dẫn chứng) |
Thung lũng, sông | Sông sâu, hướng TB_ĐN | Sông nhỏ, hướng vòng |
c. Các dạng địa hình ven biển ở nước ta: (2 điểm)
- Tam giác châu có bãi triều rộng, đầm phá, cửa sông.
- Vũng, vịnh, đảo, cồn cát ven bờ.
- Địa hình hàm ếch, sóng vỗ, bãi biển mài mòn, rạn san hô…
- Tam giác châu có bãi triều rộng, đầm phá, cửa sông.
- Vũng, vịnh, đảo, cồn cát ven bờ.
- Địa hình hàm ếch, sóng vỗ, bãi biển mài mòn, rạn san hô…
* ý nghĩa:
- Tạo điều kiện xây dựng các hải cảng để phục vụ giao thông, xuất nhập khẩu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản,.
- Phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch…
- Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng.
Câu 3 (4,0 điểm)
- Khí hậu (2 điểm)
- Biển Đông cùng các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớn cho vùng đất liền và làm giảm tính khắc nghiệt của KH (Mùa đông bớt lạnh và khô; Mùa hè bớt nóng…), KH điều hòa hơn
- KH đa dạng, tạo các tiểu vùng KH khác nhau.
- Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển (2 điểm)
- Xâm thực của biển làm xuất hiện các dạng địa hình: Vịnh cửa sông, bãi triều, bãi cát, đảo ven bờ, rạn san hô, hang động…Thuận lợi cho phát triển KT biển như XD hải cảng, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch…
- Hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng avf giầu có: Rừng ngập mặn T2 TG, sinh vật nước lợ, hệ sinh thái trên đất phèn đất mặn…
Câu 4 (4,0 điểm)
a.Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu (%):(1 điểm)
- Vẽ biểu đồ: (2 điểm)
- Biểu đồ đường là thích hợp nhất, các dạng khác không tính điểm.
- Vẽ và chia chính xác, có chú giải, tên biểu đồ, số liệu…
Năm | 1991 | 1995 | 2000 | 2005 |
Nhà nước | 100 | 147,6 | 208,4 | 298,7 |
Ngoài nhà nước | 100 | 128,7 | 164,0 | 229,8 |
Có vốn đầu tư nước ngoài | 100 | 249,0 | 558,4 | 896,2 |
Nhận xét: (1 điểm)
- Các thành phần kinh tế đều tăng trưởng nhưng tốc độ không giống nhau.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh nhất, tiếp đó là khu vực kinh tế nhà nước, tăng chậm nhất là kinh tế ngoài nhà nước(dẫn chứng)
*** Hết ***
Trên đây là nội dung Đề thi HSG môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!