Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Xuân Dương có đáp án

 

TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (4 điểm )

Đem giao phối 2 dòng chuột (1) và (2) thu được chuột F1. Sau đó đem giao phối chuột F1 với :

- Chuột (3) thu được: 89 chuột lông đen,ngắn ; 92 chuột lông đen ,dài ; 29 chuột lông trắng, ngắn; 28 chuột lông trắng, dài.

- Chuột (4) thu được: 121 chuột lông đen, ngắn ; 118 chuột lông trắng, ngắn ; 41 chuột lông đen, dài; 39 chuột lông trắng, dài.

Xác định kiểu gen của chuột (1), (2), (3), (4).

Câu 2: (4 điểm )Sau khi học xong bài “Nguyên phân, giảm phân”, bài “Phát sinh sinh giao tử và thụ tinh”, bạn An trao đổi với bạn Bình một số vấn đề:

Bạn An cho rằng hai quá trình nguyên phân, giảm phân có nhiều điểm giống nhau. Ngược lại, bạn Bình cho rằng chúng là hai quá trình có nhiều điểm khác nhau. Các điểm khác nhau đó giúp ích rất nhiều vào việc giải các bài tập về “Phát sinh giao tử và thụ tinh”.

a. Bằng kiến thức của mình, em hãy so sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân để chứng

b. Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau:

Câu 3: (2 điểm )Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động.

a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm.

b. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng.

Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên.  

Câu 4: ( 3 điểm)

Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:

a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN.

b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.

c. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?

Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.

Câu 5: (3 điểm)

1.Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định?Nêu chức năng cơ bản của ADN

2. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?

Câu 6: ( 4 điểm)

1. Phân biệt thường biến với đột biến?

2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Chuột F1   x    chuột (3)

\(\begin{gathered} \frac{{Den}}{{Trang}} = \frac{{89 + 92}}{{29 + 28}} = \frac{3}{1} \to \hfill \\ \frac{{ngan}}{{Dai}} = \frac{{89 + 29}}{{92 + 28}} = \frac{1}{1} \hfill \\ \end{gathered} \) Đen trội hoàn toàn so với trắng

Chuột F1   x    chuột (4)

\(\begin{gathered} \frac{{Den}}{{Trang}} = \frac{{121 + 41}}{{118 + 39}} = \frac{1}{1} \hfill \\ \frac{{ngan}}{{Dai}} = \frac{{121 + 118}}{{41 + 39}} = \frac{3}{1} \to \hfill \\ \end{gathered} \) Ngắn trội hoàn toàn so với dài

Quy ước:   Đen: A,             Trắng: a

                   Ngắn: B,            Dài: b

   Chuột F1    x   chuột (3):

              F1 = 3 đen :  1trắng   =  4 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x  2

   -> Muốn có 2 loại giao tử  -> Đen ( Aa)  x Đen ( Aa) 

              F1 = 1 ngắn :  1 dài   =  2 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x  1

   -> Muốn có 2 loại giao tử  -> Ngắn  ( Bb ) 

       Muốn có 1 loại giao tử  ->   Dài  ( bb ) 

=>    AaBb   x Aabb

Chuột F1    x   chuột (4):

              F1 = 1 đen :  1trắng   =  2 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x  1

   -> Muốn có 2 loại giao tử  -> Đen ( Aa)  x  Trắng ( aa) 

              F1 = 3 ngắn :  1 dài   =  4 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x  2

   -> Muốn có 2 loại giao tử  -> Ngắn  ( Bb ) 

       =>    AaBb   x aaBb

   => Chuột F1  :       AaBb

         Chuột (1)   :    AABB , Aabb

         Chuột (2)   :    aabb , aaBB

         Chuột (3)   :    Aabb

       Chuột (4)   :    aaBb

Câu 2:

a. * Giống nhau:

- Là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào.

- Đều trải qua các kì tương tự: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

- Qua các kì, NST có những biến đổi và hoạt động giống nhau: trước khi bước vào phân bào NST nhân đôigNST kép, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về 2 cực của tế bào.

* Khác nhau:

Dấu hiệu so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Số lần phân bào

1

2

Kì trước

Không xảy ra trao đổi chéo

Xảy ra trao đổi chéo (kì trước 1 )

Kì giữa

Các NST kép xếp thành 1 hàng

Các NST kép xếp thành 2 hàng hoặc 1 hàng.

Kì sau

Mỗi NST kép phân lí thành 2 NST đơn

Mỗi cặp NST tương đồng phân li thành 2 NST kép ( kì sau 1 )

Kì cuối

Các NST đơn đều tháo xoắn tối đa

Các NST đều giữ nguyên trạng thái kép ( kì cuối 1 )

Kết quả

Tạo 2 tế bào con đều có bộ NST 2n

Tạo 4 tế bào con có bộ NST n

 

Câu 3:

a.

Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào mầm (k nguyên dương)

- Số tế bào con là: 6.2k

- Số tâm động trong các TB con là: 6. 2k. 2n= 2112

tương đương 6. 2k . 44 = 2112 tương đương 2k = 8 = 23  ®      k = 3

Vậy, mỗi tế bào mầm nguyên phân 3 lần liên tiếp.

b.

- Số tinh bào bậc I : 6. 2k = 6.8 = 48 (tế bào)

- Số tinh trùng là : 48. 4 = 192 (tinh trùng)

- Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử = 3

- Hiệu suất tinh trùng: \(H = \frac{3}{{192}}.100 = 1,56\% \)

Câu 4:

a.

Tổng số Nucleotit của gen: N = C.20 = 150.20 = 3000 (Nu)

Vậy chiều dài của gen là:

                     L = (N : 2) . 3,4A0 = (3000:2) . 3,4 = 5100 A0

b. Số Nucleotit từng loại của gen:

         Ta có: A =T = 20%.N = 20%.3000 = 600 (Nu)

                     G = X = 30%.N = 30%. 3000 = 900 (Nu)

c. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:

* Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là:

                     A = T = (24- 1). 600 = 9000 (Nu)

                     G = X = (24- 1).900  = 13.500 (Nu)

+ Số liên kết hydro: H = 2A + 3G = 2.600 + 3.900 = 3.900 (liên kết)

+ Số liên kết hiđrô bị phá: (24 – 1) x 3.900 = 58.500 (liên kết)

Câu 5:

1.-Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit

-Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

2.* Nguyên tắc bổ sung là hiện tượng các nucleotit liên kết với nhau bởi nguyên tắc: A liên kết với T(hoặc A liên kết với U) và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.

* Nguyên tắc bổ sung được thể hiện qua các cơ chế: quá trình tự nhân đôi của ADN, quá trình tổng hợp ARN và quá trình tổng hợp protein. Nếu vi phạm nguyên tắc trên ®quá trình tổng hợp trên bị rối loạn® đột biến gen.

Câu 6:

1.Phân biệt thường biến với đột biến

Thường biến

Đột biến

Chỉ làm biến đổi kiểu hình mà không làm thay đổi vật chất di truyền ( NST và ADN )

Làm biến đổi vật chất di truyền (NST và ADN) từ đó dẫn đến thay đổi kiểu hình cơ thể

Do tác động trực tiếp của môi trường sống

Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất trong tế bào và cơ thể

Không di truyền cho thế hệ sau

Di truyền cho thế hệ sau

Giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống

Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật

Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định của môi trường

Xuất hiện cá thể

Không phải là nguyên liệu của chọn giống do không di truyền

Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống do di truyền

 

2. Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Xuân Dương có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?