Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Bích Hòa có đáp án

 

TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1.(4đ)

Ở một loại thực vật, cho lai giữa P thuần chủng cây cao- quả vàng với cây thấp- quả đỏ, thu được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 3648 cây, trong đó có 2052 cây cao- quả đỏ. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.

  1. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen của P.

b. Không cần viết sơ đồ lai hãy cho biết trong số các cây cao- quả đỏ ở F2, tỉ lệ cây cao- quả đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 2:(4đ)

  1. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau, kì cuối trong giảm phân có gì khác với trong nguyên phân?
  2. Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?

Câu 3:( 2đ) 

  1. Xét 6 tế bào cùng loài đều thực hiện nguyên phân số lần bằng nhau đã hình thành 192 tế bào con. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi tế bào?
  2. Nếu quá trình nguyên phân cần được môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2232 NST đơn bội thì bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?

Câu 4 (4đ)

  1. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
  2. Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
  3. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế hệ tế bào con có bị thay đổi không? Vì sao?

Câu 5: (3đ)

Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp là: Aa, mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết Hiđrô, gen lặn có 3240 liên kết hiđrô.

  1. Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
  2. Khi có hiện tượng giảm phân lần I, nhiễm sắc thể phân li không bình thường thì số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử được hình thành là bao nhiêu?

Câu 6: (3đ)

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa đột biến gen với đột biến NST?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.Xác định quy luật di truyền.

- Xét  ti lệ cây cao- quả đỏ ở F2 = 2052/3648 = 9/16 => F2 cho 16 tổ hợp = 4 loại tổ hợp x 4 loại tổ hợp=> F1 dị hợp 2 cặp gen, các gen phân li độc lập với nhau.(1đ)

- Cây cao- quả đỏ chiếm tỉ lệ 9/16 => tính trạng cây cao, quả đỏ là trội so với tính trạng thân thấp quả vàng.

Quy ước:

              A: cây cao, a: cây thấp.

              B: Quả đỏ, b: quả vàng.

Kiểu gen của P là: Aabb x aaBB.

  • Viết sơ đồ lai:

                     P :        Aabb   x         aaBB.

                     GP:      Ab, ab             aB

         TLKG: AaBb, aaBb

          TL Kiểu hình: 1 Cây cao quả đỏ, 1 Cây thấp quả đỏ.

b.

Tỉ lệ cây cao, quả đỏ thuần chủng trong tổng số cây cao, quả đỏ ở F2 = 1/9.

Có kiểu gen là: AABB.

Câu 2:

a.

Các kì

Giảm phân I

Nguyên phân

Kì đầu

Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng

Không có

Kì giữa

Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của th

i phân bào

Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

Có sự phân li độc lập của các  NST kép trong cặp tương đồng về mỗi cực của tế bào

Mỗi NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng là n kép NST

Mỗi NST đơn ở mỗi cực chui vào 2 nhân mới vừa hình thành để tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là 2n đơn

b.

Qua giảm  phân I, số lượng NST ở mỗi tế bào con giảm đi một nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.

-Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế  bào con chứa n NST đơn).

-Trong 2 lần giảm phân:

+ Lần I là phân bào giảm nhiễm, vì bộ NST giảm  đi 1 nửa, chỉ còn n NST kép.

+ Lần II là phân bào nguyên nhiễm, vì bộ NST là n nhưng ở trạng thái đơn.

Câu 3:

  1. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào:

Gọi k là số đợt nguyên phân của mỗi tế bào (k nguyên dương)

Ta có:  6. 2k = 192  => 2k = 192 : 6 = 32= 25 => k= 5

Vậy mỗi tế bào đã nguyên phân liên tiếp 5 đợt.

  1. Bộ NST lưỡng bội của loài: (1đ)

+ Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài (n nguyên dương)

+ Theo giả thiết, ta có:

                 6. (25 - 1) . 2n = 2232

            =>   2n = 2232/ 6. (25 - 1) = 12

Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 12

Câu 4:

a. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin:

ADN

Prôtêin

-Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn.Giữa hai mạch của phân tử ADN các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết Hiđrô.

- ADN được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học- kí hiệu là: C, H. O, N. P.

-Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân- kí hiệu là: A, T, G, X.

-Mỗi phân tử ADN gồm nhiều gen. 

- ADN quy định cấu trúc của protein tương ứng

- Protein có cấu trúc xoắn, mức độ xoắn tùy thuộc vào mức độ cấu trúc như bậc 1, 2, 3, 4. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết pepstit.

-Protein được cấu tạo bởi 4 nguyên tố

hóa học: C, H. O, N.

- Cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin.

-Mỗi phân tử Protein gồm nhiều chuỗi polypeptit.

-Cấu trúc của Protein phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của ADN.

b.

Protein liên quan đến hoạt động sống của cơ thể như:

-Trao đổi chất:

+ Enzim mà bản chất là Protein có vai trò xúc tác cho các quá trình TĐC, thúc đẩy các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.

+ Hoocmon mà phần lớn là Protein có vai trò điều hòa các quá trình TĐC.

  • Ngoài ra Protein còn tham gia vào sự vận động của cơ thể, là kháng thể để bảo vệ cơ thể hoặc cung cấp năng lượng khi cơ thể cần.

c. Không.

Lí do: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào, Protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó

Câu 5:

a. Theo giả thiết thì 2 gen có chiều dài như nhau = 4080 Ao.

Vậy tổng số nucleotit của mỗi gen là: \(\frac{{4080}}{2} = 2400(nu)\)

Giao tử bình thường gồm giao tử: A, a.

  • Trường hợp giao tử chứa gen A:

Ta có: 2A + 3G = 3240.

         2A + 2G = 2400.   Giải hệ phương trình ta có:

A= T= 480 (nu), G= X= 720(nu).

  • Trường hợp giao tử chứa gen a:

Ta có: 2A + 3G = 3240.

           2A + 3G = 2400.

Giải hệ phương trình ta có: A=T= 360(nu), G= X= 840(nu).

b. Có hai loại giao tử là : Aa và 0.

Giao  tử Aa: có        A=T= 480 + 360= 840(nu).

                                 G= X= 720 + 840= 1560(nu).

Giao tử 0 có: A= T= G= X= 0  (nucleotit).

Câu 6:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa đột biến gen với đột biến NST

Giống nhau:

- Đều bị biến đổi vật chất di truyền do tác nhân gây đột biến như tác nhân vật lí hoặc hóa học…

- Đều biểu hiện đột ngột, gián đoạn, riêng lẻ, vô hướng và di truyền được cho thế hệ sau

- Phần lớn đều có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.

- Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

+ Khác nhau:

Dấu hiệu so sánh

ĐB gen

ĐB NST

Cấp độ

Biến đổi vật chất di truyền cấp độ phân tử

Biến đổi vật chất di truyền cấp độ tế bào

Cơ chế xuất hiện

Xảy ra do sự tái sinh sai ở một điểm nào đó trong AND

Xảy ra do sự phân li không bình thường của NST ở kì sau hoặc do đứt gẫy NST.

Sự biểu hiện

Thể đột biến xuất hiện tùy thuộc kiểu gen

Thể đột biến xuất hiện ở tất cả các dạng đột biến

Hậu quả, vai trò

Ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể nên là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa và chọn giống

Ảnh hưởng lớn đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể, có vai trò nhất định trong tiến hóa và chọn giống thực vật.

 

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Bích Hòa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?