Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 8 năm 2020 trường THCS Lương Thế Vinh có đáp án

 

TRƯỜNG THCS

LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

Môn: SINH HỌC 8

Năm học: 2020 – 2021

Tổng thời gian làm bài: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (3,0điểm). Trong cơ thể người có mấy loại mô cơ? Các loại cơ này khác nhau gì về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và kgả năng co dãn?

Câu 2: (3,0điểm). Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì?

Câu 3: (2,5điểm).Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

Câu 4: (2,5điểm).

a, Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

b, Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao

Câu 5: (3,0điểm). Hãy giải thích tại sao suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.

Câu 6: (3,0điểm)

Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần / phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong một chu kỳ  tim của em bé đó. Giải thích vì sao nhịp tim của em bé nhiều hơn nhịp tim của người trưởng thành( 75 lần / phút)

Câu 7: (3,0điểm)

a,Vì sao khi chấn thương phí sau gáy thường dễ gây tử vong?

b, Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở cơ quan nào của hệ tiêu hóa? Giải thích.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Có 3 loại cơ : cơ vân, cơ trơn, cơ tim

- Khác nhau:

Nội dung

Cơ vân

Cơ trơn

Cơ tim

Cấu Tạo

Số nhân

Nhiều nhân

Một nhân

Nhiều nhân

Vị trí nhân

ở phía ngoài sát màng

ở giữa

ở giữa

Vân ngang

Không

Sự phân bố

Gắn với xương tạo nên hệ cơ xương

Tạo thành nội quan

Tạo thành tim

Khả năng co dãn

Tốt nhất 1

Thứ 3

Thứ 2

 

Câu 2:

- Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất trái → Động mạch chủ → mao mạch trên cơ thể → Tĩnh mach chủ trên (dưới) → Tâm nhĩ phải

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất Phải → ĐMC → MM phổi → Tâm nhĩ trái

- vai trò chủ yếu của

+ Tim: Co bóp tạo áp lực đẩy máu qua các hệ mạch

+ Hệ mạch:  Dẫn máu từ tim( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi từ các tế abò trở về tim( tâm nhĩ)

Câu 3:

- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí.

-Làm ấm không khí  do lớp mao mạch dày đặc, căng máu làm ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản

- Tham gia bảo vệ phổi

+ Lông mũo giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc giữ lại các hạt bịu nhỏ, lớp lông nhung quét chúng ra khỏi khí quản

+ Nắp thanh quản ( sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp không cho thức ăn lọt vào đường hô hấp khi nuốt

+ Các tế bào lim phô ở cá hạch amidan, V.A tiết các kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm

Câu 4:

a, Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Trao đổi chất ở tế : đó là quá trình trong cơ thể , chất dinh dưỡng và oxi từ máu và nước mô( MT trong) chuyển tới tế bào, đồng thời từ tế bào thải ra môi trường trong khí CO2  và chất thải

-Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Trong cơ thể, quá trình biến đổi các chất đơn giản thành các chất đặc trưng có cấu tạo phức tạp và tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra sự oxi hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng

→ TĐC là biển hiện bên ngoài, chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra ở bên trong tế bào

b.

Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? Cơ thể ở trạng thái “ nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao

- Năng lượng sinh ra: để sinh công, tổng hợp chất mới, sinh nhiệt...

- Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi: có tiêu dùng năng lượng

- Vì : Cần năng lượng để duy trì sự sống( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, duy trì thân nhiệt

Câu 5:

- Sau khi trứng rụng , phần còn lại của nang trứng biến thành thể vàng  tiết hoóc môn prôgesteron, cùng với ơstrogen sẽ tác động lên niêm mạc dạ con, làm niêm mạc dày lên. tích đậy máu (mạng lưới mao mạch dày đặc) để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trọng dạ con.

- Nếu trứng không được thụ tinh( không có hợp tử, không có phôi) , thể vàng bị thoái hóa → không còn prôgesteron → niêm mạc tróc ra → Chảy máu → gọi là hiện tượng kinh nguyệt

- Trong quá trình mang thai(trứng đã được thụ tinh) → hợp tử phát triển thành phôi bám chặt và niêm mạc dạ con hình thành nhau thai( để nuôi phôi). Nhau thai tiết hoóc môn HCG(hoóc môn  kích dục nhau thai) có tác dụng duy trì thể vàng → tiếp tục tiết hoóc môn prôgesteron → niêm mạc khi bị bong ra → không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt

Câu 6.

Thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em là : 60/120 = 0,5s < 0,8s

→ Vậy thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em giảm

- Tỷ lệ co tâm nhĩ: co tâm thất : dãn chung = 1: 2: 4

- Thời gian, ở em bé trên: Tâm nhĩ co 0,0625s; tâm thất co 0,1875s; dãn chung: 0,25s

- Tỉ lệ S/V của em bé lớn hơn người trưởng thành → tốc độ trao đổi chất mạnh → nhịp tim nhanh

Câu 7

a, Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch.

- Nếu hành tủy bị tổn thương → ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong

b,

- Xảy ra ở ruột non

- Vì

+ Miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học. Sự biến đổi hóa học mới chỉ có cacbonat và prôtêin được biến đổi bước đầu

+ Ở ruột non, có đủ các loại enzim được tiết ra từ các tuyến khác nhau đổ vào ruột để biến đổi tất cả các loại thức ăn  về mặt hóa học thành các chất đơn giản  mà cơ thể hấp thụ được

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 8 năm 2020 trường THCS Lương Thế Vinh có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?