SỞ GD&ĐT LÀO CAI THPT SỐ 3 HUYỆN VĂN BÀN
(Đề thi có 04 trang) | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN Toán 12, tiết PPCT: Đại 43 + Hình 23 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Mã đề 123 |
Họ và tên học sinh :..................................................... Lớp : ...................
Phần I.Trắc nghiệm 6 điểm ( Khoanh tròn vào đáp án đúng )
Câu 1. Cho a là 1 số dương, biểu thức \({a^{\frac{2}{3}}}.{a^{\frac{1}{2}}}\) viết dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là?
A. \({a^{\frac{5}{6}}}\) B. \({a^{\frac{6}{5}}}\) C. \({a^{\frac{7}{6}}}\) D. \({a^{\frac{11}{6}}}\)
Câu 2. Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \({\log _{0,2}}\left( {x - 1} \right) < {\log _{0,2}}\left( {3 - x} \right)\)
A. \(S = \left( { - \infty ;3} \right)\) B. \(S = \left( {1;2} \right)\) C. \(S = \left( {2;3} \right)\) D. \(S = \left( {2; + \infty } \right)\)
Câu 3. Cho hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2}\). Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?
A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - 1;1} \right)\)
B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1;1} \right)\)
D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
Câu 4. Phương trình \({3^x} = 27\) có nghiệm là:
A. \(x=4\) B. \(x=2\) C. \(x=1\) D. \(x=3\)
Câu 5. Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
A. Giá trị lớn nhất của hàm số bằng 3
B. Hàm số có 2 điểm cực đại và 1 điểm cực tiểu
C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right)\)
D. Giá trị cực tiểu của hàm số bằng 0
Câu 6. Cho hình nón có bán kính đáy là 4a, độ dài đường sinh là 5a. Diện tích xung quanh hình nón bằng
A. \(12\pi {a^2}\) B. \(24\pi {a^2}\) C.\(40\pi {a^2}\) D. \(20\pi {a^2}\)
Câu 7. Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác vuông tại A, \(AB = a,AC = a\sqrt 3 ,AA' = 2a\). Tính \({V_{ABC.A'B'C'}}\).
A. \(V = \sqrt 3 {a^3}\) B. \(V = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}{a^3}\) C. \(V = \frac{{\sqrt 3 }}{2}{a^3}\) D. \(V = \frac{{\sqrt 6 }}{3}{a^3}\)
Câu 8. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh 2a, \(SB \bot \left( {ABCD} \right),SB = a\sqrt 3 \). Tính \({V_{S.ABCD}}\) theo a.
A. \(V = \frac{{\sqrt 3 }}{3}{a^3}\) B. \(V = 2\frac{{\sqrt 3 }}{3}{a^3}\) C. \(V = \frac{{4\sqrt 3 }}{3}{a^3}\) D. \(V = \frac{4}{3}{a^3}\)
Câu 9. Hình trụ có bán kính đáy bằng \(2\sqrt 3 \) và thể tích bằng \(24\pi \). Chiều cao hình trụ này bằng
A. 1 B. 2 C. 3 D. \(2\sqrt 3 \)
Câu 10. Cho hàm số \(y=f(x)\) có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = - 2\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = 2\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang.
B. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng y = 2 và y = - 2.
C. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng x = 2 và x = -2.
D. Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang
Câu 11. Hàm số \(y = {\log _3}\left( { - {x^2} + 4} \right)\) có tập xác định là ?
A. \(\left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\) B. \(\left( { - 2;2} \right)\)
C. \(R\backslash \left\{ 2 \right\}\) D. R
Câu 12. Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
----Để xem tiếp nội dung vui lòng xem online hoặc tải về----
Trên đây là phần trích dẫn đề thi học kỳ 1 môn Toán lớp 12 Trường THPT số 3 Huyện Văn Bàn năm học 2018 - 2019. Để xem chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy.