Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ có đáp án

 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ

ĐỀ THI HK1

MÔN NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC 2020-2021

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chênh vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người - thậm chí vợ chồng, anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”, Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: “Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc.

“Ta là Tình Yêu - Ngọn nến thứ ba nói - Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một gọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào trong phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: “Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn, Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ!”. Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng: đáp lời cô gái: “Đừng lo, Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu.”

Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư - Hy Vọng - thắp sáng trở lại các cây nến khác.

(Qùa tặng cuộc sống - Nguồn Internet)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Anh/chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt và cho biết vì sao chọn phương thức biểu đạt ấy?

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản và đặt một nhan đề thích hiợp.

Câu 3: Theo anh/chị vì sao các ngọn nến thứ nhất, thứ hai và thứ ba lại vụt tắt?

Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì từ lời khẳng định của cây nến thứ tư: “Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”?

II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Phân tích bài thơ:

“Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.”

(Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão - SGK Ngữ văn lớp 10)

............................Hết............................

GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1:

Phương pháp: Đọc, xác định phương thức biểu đạt

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Lí giải: văn bản đưa ra những bàn bạc, đánh giá, quan điểm của người viết.

Câu 2:

Phương pháp: Đọc, tìm ý

Cách giải:

- Vai trò, ý nghĩa của hi vọng, lạc quan trong cuộc sống

- Học sinh lựa chọn một nhan đề thích hợp.

Câu 3:

Phương pháp: Phân tích, lí giải

Cách giải:

Ba ngọn nến  tự vụt tắt vì cả ba sống không có niềm tin, không có hy vọng, luôn sống trong sự bi quan, chán nản. Cả ba vụt tắt là điểm tất yếu

Câu 4:

Phương pháp: Phân tích, bình luận

Cách giải: HS lựa chọn bài học  và lý giải sự lựa chọn sao cho phù hợp, thuyết phục

Gợi ý:

- Không đánh mất hi vọng, niềm tin trong cuộc sống


II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

b. Thân bài:

- Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

+ Hình tượng con người thời Trần

+ Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

+ Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

+ Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

- Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

+ Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

+ Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

+ Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

c. Kết bài:

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?