Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

 

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 87; Ba = 137; K = 39; O = 16; Cr = 52; Br = 80; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Au = 197; N= 14.

Câu 1: Ion A3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d2. Cấu hình electron của nguyên tử A là

A. [Ar]3d5        

B. [Ar]3d34s2        

C. [Ar]3d44s2        

D. [Ar]4s23d3

Câu 2: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 82, biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 4. Nguyên tố X thuộc loại

A. Nguyên tố s.    

B. Nguyên tố d.     

C. Nguyên tố p.     

D. Nguyên tố f.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(1) Bảng tuần hoàn có 16 cột gồm: 8 nhóm A và 8 nhóm B.

(2) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

(3) Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

(4) Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron như nhau.

(5) Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một nhóm. Số phát biểu sai là

A. 3        

B. 5      

C. 2        

D. 4

Câu 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion X3- là 53. Tỉ số giữa nơtron và electron trong ion trên là 18 : 19. Số khối của X là

A. 36.       

B. 35.      

C. 37.     

D. 34.

Câu 5: Clo có 2 đồng vị (35Cl; 37Cl) và oxi có 3 đồng vị (16O; 17O; 18O) thì số phân tử Cl2O tối đa được tạo thành là

A. 3.       

B. 6.         

C. 12.      

D. 9.

Câu 6: Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 164; số hạt không mang điện là 56. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 7. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong X là 10. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử X là

A. 8      

B. 12        

C. 6.        

D. 10

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 11,7 gam một kim loại nhóm IA vào 50 gam nước thu được dung dịch X và 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch X là

A. 27,45%.     

B. 27,36%.     

C. 27,23%.      

D. 27,22%.

Câu 8: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3p4. Phát biểu sai khi nói về X là:

A. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton.

B. Trong bảng tuần hoàn X thuộc chu kì 3.

C. Trong bảng tuần hoàn X thuộc nhóm IVA.

D. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6e.

Câu 9: Trong nguyên tử, lớp L và lớp N có số electron tối đa lần lượt là:

A. 2, 8.       

B. 8, 32.       

C. 8, 18.        

D. 18, 8.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có kí hiệu sau 3919R. Vậy R có đặc điểm:

A. R là một nguyên tố mở đầu chu kì 3.

B. R thuộc chu kì 4, nhóm IA, có 19 nơtron trong hạt nhân.

C. R là một kim loại kiềm.

D. R có tổng số electron trên lớp L và lớp N là 8.

Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng electron trên lớp M là 13. Số nguyên tố X thỏa mãn điều kiện trên là

A. 1        

B. 3       

C. 4        

D. 2

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử của nguyên tố kim loại có phân lớp ngoài cùng là ns1 hoặc ns2

(2) Nguyên tử của nguyên tố phi kim đều có electron cuối cùng thuộc phân lớp p

(3) Nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có lớp electron ngoài cùng là ns2np6

(4) Nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là 4s2 thì có số hiệu nguyên tử là 20. Số phát biểu luôn đúng là

A. 3      

B. 1       

C. 0        

D. 2

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp s là 5e. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 3, nhóm IA.

B. Chu kì 4, nhóm IIIA.

C. Chu kì 5, nhóm IIA.

D. Chu kì 3, nhóm IVA.

Câu 14: Nitơ trong tự nhiên là hỗn hợp của 2 đồng vị: 147N (99,63%) và 157N (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

A. 14,00.      

B. 14,01.      

C. 14,05.       

D. 14,02.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện của X là 4. X và Y lần lượt là các nguyên tố

A. Si (Z = 14) và Ar (Z = 18)

B. Si (Z = 14) và Mg (Z = 12)

C. Mg (Z = 12) và Ne (Z = 10)

D. Si (Z = 14) và S (Z = 16)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

1B

2B

3D

4D

5D

6D

7B

8C

9B

10C

11D

12C

13A

14A

15B

16A

17C

18C

19C

20D

21A

22B

23B

24A

25A

26D

27C

28C

29C

30A

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Chuyên Lương Thế VinhĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?