PHÒNG GD&ĐT NGHĨA HƯNG KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn – LỚP 8
Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
1. Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân Việt Nam trong thời kì nào?
A. Trước năm 1930
B. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945
C. Sau năm 1945
D. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
2. Trong câu “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
3. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh/
A. Lom khom
B. Hu hu
C. Xộc xệch
D. Móm mém
4. Từ “chứ” trong phần trích: “-Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi,định đến lúc cưới vợ thì giết thịt..” (Nam Cao – Lão Hạc) thuộc từ loại nào?
A. Thán từ
B. Quan hệ từ
C.Trợ từ
D. Tình thái từ
5. Trong các câu sau câu nào là câu ghép?
A. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
B. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa
C. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít
D. Mặt lão đột nhiên co rúm lại
6. Ý nào dưới đây nói chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
C. Là những từ mô phỏng âm thanh của con người, sự vật
D. Là những từ miêu tả tính cách của con người
7. Câu nói: “Bức tranh em vẽ chưa được đẹp lắm!” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nói quá
D. Nói giảm, nói tránh
8. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì?
A. Kể về một sự vật, hiện tượng trong đời sống
B. Tả về một sự vật, hiện tượng trong đời sống
C. Mang tính chất hành chính, công thức, không xác thực
D. Cung cấp tri thức một cách khách quan, xác thực, hữu ích
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu1. (3,5 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da trắng mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”
(Ngữ văn 8 tập 1)
a) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì?
c) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Câu 2. (4,5 điểm) Thuyết minh về một số đồ dùng đã gắn bó với gia đình em từ lâu
--------HẾT---------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1.B; 2.C; 3.B; 4.A; 5.C; 6.A; 7.D; 8.A
II. TỰ LUẬN
1.a) Đoạn văn được trích trong văn bản: “Trong Lòng Mẹ” . Tác giả là Nguyên Hồng.
b) Đoạn văn đã sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Nội dung chính của đoạn văn là những diễn biến tâm trạng, cảm xúc của bé Hồng khi được gặp và ở trong lòng mẹ..Diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.
c) Chính tình mẫu tử nồng đượm, sâu sắc đó đã giúp Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những cổ tục, định kiến tàn ác cần lên án. Tình thương yêu ấy càng bộc lộ sinh động hơn nữa trong lần Hồng gặp mẹ.
Một buổi chiều tan học, bé Hồng thoáng thấy bóng một người phụ nữ ngồi trên xe kéo giống mẹ, liền chạy đuổi theo, gọi ríu rít: “Mợ ơi ! Mợ ơi !”. Tiếng gọi này bật lên từ lòng khao khát được gặp mẹ, bật lên từ trái tim yêu thương mà bấy nay đã bị dồn nén. Khi đuổi kịp xe, Hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,… ríu cả chân lại”. Khi bàn tay mẹ xoa đầu, Hồng đã oà lên khóc và cứ thế nức nở. Đó là tiếng khóc hạnh phúc của đứa con gặp mẹ sau bao ngày xa cách. “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Hồng mê mải ngắm nhìn gương mặt mẹ, thấy không giống chút nào với lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và ướt, da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Hồng lại nghĩ suy tới niềm hạnh phúc của mình: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Trong khoảnh khắc thần tiên ấy, Hồng không nghĩ gì, nhớ gì khác, kể cả những âu yếm mẹ con hay lời cay độc của bà cô hôm nào cũng chìm mất dạng. Nỗi xúc động của Hồng được nhà văn miêu tả thật sinh động, sâu sắc đến từng dòng chữ.
2. Bài làm
Trong mỗi gia đình, không nhà ai mà không có chiếc bình thủy, nó là đồ dùng để bổ trợ cho việc sinh hoạt của gia đình. Với nó mọi thành viên trong gia đình không lo khi không nhăng lữa được hay về khát nước và nó còn có thể dùng để đụng nước đem đi mà không sợ nguội hay cầm bị nóng gì.
Bình thủy hay còn gọi là cái phích nước, nó được ra đời và có từ rất lâu. Nó có nhiều kích cở khác nhau và có nhiều loại. Về nguyên tắc cấu tạo, tác dụng như nhau nhưng nguyên liệu để cấu thành nó thì bằng nhiều loại khác nhau. Về kích cở của nó, loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày…
Phích nước được chia làm các bộ phận sau: Vỏ có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt. Thân phích có chiều cao khoảng 50cm. Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ. Tay cầm: bên hông phích giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn. Nút phích thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi. Bên trong là ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.
Và lưu ý khi chọn phích ta nên chọn những loại có độ bền cao, để trãnh những trường hợp không đáng xẫy ra. Nhiều khi phích lâu ngày ta đựng nước xách đi không để ý nó vỡ thì nước nóng và thủy tinh bên trong dể chạm vào người. Nên chú ý đến vấn đề này.
Phích nước có rất nhiều công dụng, thường người ta dùng nó để đựng nước sôi hay nước trà hi chế xong để tạo độ nóng cho nước. nhiều người dùng nó để đựng nước sôi pha sữa, bột cho trẻ hay để tắm cho trẻ… nói về lợi ích của nó thì có rất nhiều.
Thông thường, khi ta sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
Để đảm bảo được độ nóng của nước lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
Như vậy cần đảm bào nhiều vấn đề không lường trước với phích nước. Như vậy nhưng nó vẫn là một vật dụng tốt cho các bạn và nó mang rất nhiều lợi ích và tiện lợi cho gia đình.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Trường THCS Nghĩa Hưng. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Trường THCS Nghĩa Hưng. các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.