Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017 Sở GD&ĐT Nam Định

    SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH                                           KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018

                                                                                                      Môn: Ngữ Văn – LỚP 8

                                                                                            Thời gian 90 phút (không kể giao đề)

 

Phần I: Tiếng Việt (2 điểm)

Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?

A. Thán từ           B. Quan hệ từ

C. Trợ từ              D. Tình thái từ

Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để:

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

D. Đánh dấu phần chú thích.

Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Tôi mải mốt chạy sang.

B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.

C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.

D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Líu lo             B. Véo von

C. Lon ton           D. Rả rích

Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá ?

A. Chuột sa chĩnh gạo    B. Đầu voi đuôi chuột

C. Khỏe như voi          D. Lên thác xuống ghềnh.

Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (Nam Cao) sử dụng phép tu từ  nói giảm nói tránh nhằm:

A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.

C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.

D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.

Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là:

A. Trợ từ          B. Thán từ

C. Tình thái từ    D. Quan hệ từ.

Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” (O Hen-ri)

A. Ẩn dụ                     B. Hoán dụ

C. Nói quá                  D. Nói giảm nói tránh

Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3,5 điểm)

Em hãy đọc phần trích sau:

“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”        

(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

4. Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

5. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).

Phần III: Tập làm văn (4,5 điểm)

Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.

 

--------HẾT----------

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

B

C

C

B

C

D

 

Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.

Phần III: Tập làm văn (4,5 điểm)

Phần

Nội dung

Điểm

Phần II: Đọc–hiểu văn bản (3,5 điểm)

1.  – Đoạn văn trích từ  tác phẩm “Tắt đèn”

– Tác giả: Ngô Tất Tố

2.    Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự.

(Nếu HS nêu nhiều phương thức biểu đạt thì không cho điểm)

3. – Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu.

– Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh

(HS chỉ cần nêu được 1 trong hai cách trên vẫn cho điểm tối đa).

4.

* Yêu cầu hình thức:

HS biết viết đoạn văn; diễn đạt rõ ràng, trôi chảy; độ dài đoạn văn phù hợp yêu cầu (từ 6 đến 8 dòng).

* Yêu cầu nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Học sinh có thể đưa ra hai trong những phương án sau:

– Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.

– Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.

– Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.

0.25

0.25

0.5

 

 

 

0.75

0.5

 

 

 

 

 

 

 

0.25

1.0

Phần III:

Tập làm văn

(4,5 điểm)

* Yêu cầu chung:

– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

– Ngôi kể: thứ nhất, xưng tôi hoặc em

– Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

– Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn viết có cảm xúc chân thành, tự nhiên, hợp lí. Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài:

*Yêu cầu: Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng chung.

*Cách cho điểm:

– Điểm 0,25: đảm bảo yêu cầu

– Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.

b.Thân bài:

*Yêu cầu: Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu tiên đi học

– Trước ngày khai trường: mẹ đưa đi mua quần áo mới, cặp sách, giày dép…

– Trên đường đến trường:

+ Miêu tả cảnh vật trên đường đến trường

+ Tâm trạng, cảm xúc của em trên đường đến trường

–  Khi đến trường và khi dự lễ khai giảng:

+ Miêu tả lại quang cảnh của trường, không khí đông vui náo nhiệt trên sân trường.

+ Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng

+ Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường

– Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học.

Ấn tượng về thầy (cô) giáo, về bạn bè như thế nào?…

* Cách cho điểm:

– Điểm 3,5 – 4: Đảm bảo tốt tất cả các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc.

– Điểm 2,5 – 3: Lựa chọn được các sự việc, các hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, văn có cảm xúc nhưng đôi chỗ diễn đạt chưa thật hay.

– Điểm 2: Đảm bảo một nửa số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu

– Điểm 1 – 1,5: Nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/3 số ý, chưa biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0,5: Đảm bảo một vài sự việc nhưng đơn điệu, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu

– Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.

c. Kết bài:

*Yêu cầu: Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đến trường.

*Cách cho điểm:

– Điểm 0,25: đảm bảo yêu cầu

– Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.

* Chú ý:

1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc, diễn đạt tốt.

2. Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,5

0.5

 

 

 

 

 

 

 

0.25

 

 

 

 

 

 

4.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Sở GD&ĐT Nam Định. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017, Sở GD&ĐT Nam Định. các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?