Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Phổ Văn

                                                                                 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

 TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN                                               Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 9

                                                                                                         

Câu 1: (3,0 điểm) Đoạn kết của bài thơ “Đoàn  thuyền đánh cá” của Huy Cận trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu:

Câu hát căng buồm với gió khơi,

a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.

b. Trình bày nội dung khổ thơ.

c. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: (2,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

(Nguyễn Duy -  “Ánh trăng”)

a. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ.

b. Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.

Câu 3: (2,0 điểm) Phân tích ý nghĩa hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Câu 4: (3,0 điểm)

a. Nhận xét về ông Hai trong “Làng” của Kim Lân có ý kiến cho rằng: “Đưa tình yêu làng lên tình yêu nước, gắn tình yêu làng với tình yêu cách mạng ….”, em có đồng ý không? Vì sao? (1 điểm)

b. Hãy viết một đoạn văn (7 - 10 câu) bàn về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước. (1 điểm)

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

a. HS chép chính xác 3 câu thơ còn lại trong khổ thơ.

b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.

c. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tác phẩm sáng tác năm 1958, nhân chuyến tác giả đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.

Câu 2.  

a.  

  • Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh.
  • Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc                    

b.  

  • Tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng phai mờ.
  • Trăng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở người lính (chúng ta): Con người có thể vô tình nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Câu 3. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa là hình ảnh thật, vừa là hình ảnh biểu tượng. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mộng mơ. Đầu súng là biểu tượng của chiến tranh khói lửa, hiểm nguy, còn vầng trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sỹ và thi sĩ.

Câu 4.

  • HS trình bày ý kiến cá nhân, có thể theo những ý sau: Đồng ý với ý kiến vì tình yêu làng của ông Hai đã trở thành tình yêu nước. Ông Hai yêu làng thật nhưng khi nghe tin làng theo giặc thì ông quyết định không trở về làng. (2 điểm)
  • Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
  • Có thể viết đoạn theo những ý sau:
    • Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách;
    • Bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; ngợi ca, quảng bá hình ảnh dân tộc ra thế giới.
    • Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
    • Phê phán một bộ phận học sinh, thanh niên không có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách, vọng ngoại - lai căng làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
    • Tự rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
  • Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?