ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018
TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 9
Phần: Tiếng Việt
A. Trắc nghiệm: (2 điểm).
Câu 1 (0,25 điểm). Từ gạch chân trong câu: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng” là:
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
Câu 2 (0,25 điểm). Điền vào phần (......) để hoàn thành khái niệm.
.................... là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu.
Câu 3 (0,25 điểm). Cho câu thơ:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Từ gạch chân trong câu trên là thành phần:
A. Cảm thán B. Tình thái C. Phụ chú D. Gọi đáp.
Câu 4 (0,25 điểm). Phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ sau: “Một mùa xuân nho nhỏ”. Điều đó đúng hay sai:
A. Đúng B. Sai
Câu 5 (1,0 điểm). Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
A | B |
1. Thành phần tình thái | a. Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...) |
2. Thành phần cảm thán | b. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. |
3. Thành phần phụ chú | c. Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. |
4. Thành phần gọi đáp | d. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thường được đặt giữa dấu hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. |
e. Được dùng để thể hiện trạng thái của người nói. |
II. Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (3 điểm).
a. Thế nào là hàm ý?
b. Tìm và giải nghĩa hàm ý trong câu sau:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Họ đáp: “Hãy đến tận cùng trái đất, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận về khổ đầu bài thơ “Sang thu” - Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và một trong các thành phần tình thái đã học (Chỉ rõ khởi ngữ và thành phần tình thái đã sử dụng).
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. Trắc nghiệm. (2 điểm)
Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
a. Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các đáp án sau:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | Khởi ngữ | B | A | 1-b; 2-a; 3-d; 4-c. |
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: Khoanh sai đáp án hoặc không khoanh đáp án nào.
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (2,75 điểm): Hướng vào các ý theo yêu cầu:
Phần | Đáp án | Điểm |
a |
| 0,5 điểm 1 điểm |
b |
| 1,25 điểm |
- Về phương diện hình thức (0,25 điểm):
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
b. Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các yêu cầu về nd và hình thức trên
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2 (5 điểm)
a. Mức độ tối đa:
- Về nội dung: (4,0 điểm):
- Đảm bảo hệ thống ý theo trình tự hợp lí, rõ ràng.
- Vận dụng tốt những hiểu biết kiến thức Tiếng Việt đã học: Nắm chắc cách sử dụng thành phần tình thái, khởi ngữ.
- Bài làm sáng tạo có sức hấp dẫn với người đọc.
- Bài viết của học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản theo ý đề bài với các thang điểm:
- Nội dung phù hợp: (2,0 điểm).
- Vận dụng các kiến thức Tiếng Việt đúng theo yêu cầu: (2,0 điểm)
- Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, đoạn thơ
- Thân đoạn
- Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang qua hương ổi - thứ hương thơm quen thuộc giản dị ở làng quê.
- Sau hương ổi là gió se se lạnh đặc trưng của mùa thu và làn sương mỏng tang giăng mắc khắp nơi.
- Khổ thơ khắc họa tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bâng khuâng xao xuyến của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa thu.
- Kết đoạn: Khổ thơ giúp chúng ta hiểu tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.
- Về hình thức và các tiêu chí khác :( 1,0 điểm)
- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần theo cấu trúc của một đoạn văn.
- Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh.
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
(Giáo viên căn cứ vào cách dùng từ, diễn đạt, cách hành văn, cảm xúc trong bài làm của học sinh ở mức độ chưa tối đa để linh hoạt trong cách cho điểm).
Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:
Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Văn Đức