TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?
A. 5’UAX3’ B. 5’UGA3’ C. 5’AUG3’ D. 5’AGU3’
Câu 2: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn có chiều 3’- 5’ thì mạch bổ sung sẽ được tổng hợp liên tục.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò tổng hợp và kéo dài mạch mới.
D. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
Câu 3: Một gen có chiều dài 510 nm và có 3900 liên kết hydrô, gen nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là:
A. A = T = 4200; G = X = 1200 B. A = T = 2100; G = X = 600
C. A = T = 4200; G = X = 6300 D. A = T = 6300; G = X = 4200
Câu 4: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mARN.
(2) Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon là A-T, G-X
(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
(4) Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 5: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại G. Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750 B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150
C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
Câu 6: Một gen ở vi khuẩn khi dịch mã cần sử dụng từ môi trường nội bào 799 axit amin. Số nuclêôtit của mARN, số nuclêôtit của gen và số axit amin của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tương ứng lần lượt là:
A. 2397; 4794; 798 B. 2400; 4800; 799
C. 4800; 2400; 800 D. 2400; 4800; 798
Câu 7: Ở Operon Lac của vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì:
A. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do gắn với lactôzơ
B. Gen điều hòa không tổng hợp prôtêin ức chế
C. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do không gắn được vào vùng vận hành
D. Các prôtêin ức chế liên kết được với vùng vận hành
Câu 8: Có mấy nhận xét không đúng về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen trong số các nhận xét dưới đây?
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin tạo nên đột biến thay thế A - T à G - X.
(2) Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
(3) Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
(4) Tác nhân gây đột biên gen có thể là tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 9: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A + T /G + X = 1,5. Gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có tổng số liên kết hiđrô là 3599 và có chiều dài bằng chiều dài của gen B. Dạng đột biến xảy ra với gen B là:
A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
B. mất một cặp G-X
C. mất một cặp A-T
D. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
Câu 10: Cấu trúc của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:
A. phân tử ADN → nuclêôxômà sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
B. phân tử ADN → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit.
C. phân tử AND → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.
D. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → crômatit.
Câu 11: Giả sử có các kiểu nhiễm sắc thể thuộc các nòi khác nhau trong 1 loài như sau (dấu * thể hiện tâm động của nhiễm sắc thể):
1. M*QNORSP
2. M*NOPQRS
3. M*NORQPS
4. M*RONQPS
Nếu nòi thứ 4 làm gốc, cho rằng sự phát sinh nòi mới chỉ do 1 đột biến, ta có trình tự phát sinh các nòi như sau:
A. 4 → 3 → 2 B. 4 → 3 → 1 C. 4 → 1 → 2 D. 4 → 2 → 1
Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây gây ra đột biến lệch bội?
A. Trong quá trình phân bào, một hay vài cặp nhiễm sắc thể không phân li.
B. Trong quá trình phân bào, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
C. Sự sao chép sai các cặp nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN.
D. Trong quá trình giảm phân, xảy ra sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 13: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. ABbDdEe. II. AaBbDEe. III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEee. V. AaBbdEe. VI. AaBbDdE.
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 14: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu vàng. Cho 2 cây hoa màu đỏ tứ bội giao phấn với nhau thu được thế hệ sau có cả hoa màu đỏ và hoa màu vàng. Biết rằng các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Kiểu gen của hai cây hoa màu đỏ giao phấn với nhau không thể là:
A. Aaaa x Aaaa B. AAaa x Aaaa
C. AAaa x AAaa D. AAAa x Aaaa
Câu 15: Một số cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, … thường được hình thành do:
A. tự đa bội chẵn B. dị đa bội
C. tự đa bội lẻ D. lệch bội
{-- Từ câu 16-30 và đáp án của Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !