ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM NGỮ VĂN LỚP 10
Phần I. Đọc - hiểu: (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ, - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng. Bởi vì, cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-ô, Giáo dục - chìa khóa của tương lai, Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. (0,5 điểm): Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Đó là phép liên kết nào?
Câu 2. (0,5 điểm): Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần đó.
Câu 3. (1 điểm): Đoạn văn trên có mấy câu? Phân tích cấu trúc ngữ pháp từng câu.
Câu 4. (2 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 100 đến 150 từ về một vài tác dụng của giáo dục đối với bản thân.
Phần II. Làm văn: (6 điểm)
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Từ lẽ sống của nhà thơ Thanh Hải gửi gắm trong đoạn thơ trên hãy viết về lẽ sống của thanh niên ngày nay.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu 1.
- Từ “ Nó”
- Phép thế
Câu 2.
- Các từ ngữ là thành phần biệt lập: “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ”
- Thành phần: phụ chú.
Câu 3.
- Đoạn văn trên có 4 câu.
Giáo dục / tức là giải phóng.
CN VN
Nó / mở ra cánh cửa…….và công lí.
CN VN
Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này
CN
- các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
Phụ chú
- gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng.
VN
Bởi vì,/
TN
cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau
CN
sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
VN
Câu 4.
- Yêu cầu kĩ năng: Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội, sử dụng đúng thao tác nghị luận, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả…
- Về nội dung: Hs có thể nêu các tác dụng sau:
- Giáo dục giúp bản thân có tri thức để hiểu biết thế giới và chính mình
- Giáo dục giúp bản thân có các kĩ năng sống cần thiết
- Giáo dục giúp định hướng hành động
- …..
Phần II: Làm văn: (6 điểm)
- Yêu cầu kĩ năng: Hs xác định đúng kiểu bài nghị luận, vận dụng đúng thao tác lập luận phù hợp, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả, trình bày bố cục rõ ràng…
- Yêu cầu nội dung: Hs có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:
- Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Lẽ sống của tác giả gửi gắm trong đoạn thơ: Khát khao cống hiến cuộc đời mình cho đất nước một cách tự nguyện và chân thành.
- Thân bài:
- Lẽ sống của Thanh Hải thể hiện qua đoạn thơ:
- Biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.
- Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực mang lại hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ trách nhiệm, từ tình yêu cuộc đời.
- Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương, không làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.
- Liên hệ với lẽ sống của thanh niên ngày nay:
- Phần lớn thanh niên ngày nay có lí tưởng sống cao đẹp, có khát vọng vươn lên làm chủ tri thức, làm chủ cuộc đời và đóng góp cho xã hội.
- Một số thanh niên chưa xác định được mục tiêu và con đường đi cho cuộc đời nên sống buông thả, dựa dẫm, ích kỉ, hèn nhát….
- Lẽ sống của Thanh Hải thể hiện qua đoạn thơ:
- Kết bài:
- Bài học cho bản thân.
- Mở bài:
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: