SỞ GD& ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B (Đề thi có 04 trang) | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề
|
Câu 1. Các quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
B. Mã Lai, Inđônêxia, Việt Nam.
C. Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam.
D. Miến Điện, Inđônêxia, Việt Nam.
Câu 2. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới?
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Trung Quốc.
D. Italia.
Câu 3. Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh ?
A. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947
B. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.
C. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
D. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
Câu 4. Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là
A. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
B. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
C.Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa.
D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 5. Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều
A. có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
B. trở thành những con rồng kinh tế châu Á.
C. trở thành những nước công nghiệp mới.
D. dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Câu 6. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945). Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?
A. Tây Âu.
B. Đông Đức.
C. Đông Âu.
D. Bắc Triều Tiên.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi được gọi là “Năm châu phi”?
A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
A. Cách mạng Ănggôla và Môdămbích thành công.
B. Namibia tuyên bố độc lập.
C. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
Câu 8. Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa
A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
B. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
D. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.
Câu 9. "Trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập cửa các dân tộc" là đường lối ngoại giao của
A. Ấn Độ
B. Campuchia
C. Malaixia
D. Trung Quốc
Câu 10. Từ 1991 đến 2000, vì sao các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh đường lối đối ngoại?
A. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã
B. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
D. sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Câu 11. Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức:
A. liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.
B. liên kết chính trị - quân sự lớn nhất thế giới.
C. hợp tác kinh tế lớn nhất thế giới.
D. liên minh quân sự lớn nhất thế giới.
Câu 12. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào?
A. Từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối đầu chiến tranh lạnh.
B. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn
C. chuyển từ đối đầu sang đối thoại
D. Mâu thuẫn nhau gay gắt về quyền lợi
Câu 13. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế diễn ra theo xu hướng nào?
A. Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
B. Tiếp tục đối đầu giữa CNXH và CNTB.
C. Chuyển từ chiến trường sang thị trường.
D. Mĩ độc quyền chi phối quan hệ quốc tế.
Câu 14. Nét nổi bật trong quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Mĩ trong những năm 70 của thế kỷ XX là
A. Quan hệ Mĩ - Trung Quốc dần trở nên hoà dịu, các chính khách cao cấp Trung Quốc tiến hành các cuộc viếng thăm nước Mĩ và ngược lại.
B. Trung Quốc bất đồng sâu sắc với Mĩ về vấn đề thu hồi chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo.
C. Trung Quốc kịch liệt phản dối Mĩ lập khối SEATO, tiến hành chiến tranh ở Đông Dương.
D. Trung Quốc - Mĩ đang tiến hành cuộc chạy đua tranh giành phạm vi ảnh hưởng ồ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 15. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân sự phát triển kinh tế Mĩ sau CTTG II?
A. Chính sách kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
B. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả .
C. Vai trò của nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
D. Có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng về thành tựu khoa học-kĩ thuật của nước Mĩ?
A. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái đất.
B. Là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới .
C. Là nước tiên phong trong việc ra vật liệu mới như chất dẻo pôlime.
D. Là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu.
* Thông hiểu
Câu 17. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng mà chiến tranh lạnh để lại là
A. Thế giới luôn căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập ở Đông Đức và Tây Đức.
C. Các nước phải chịu sự áp đặt của Xô-Mĩ.
D. Các nước chạy đua vũ trang.
Câu 18. Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe
B. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự.
C. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc.
D. Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới.
Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự ra đời của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự bùng nổ cách mạng khoa học, kĩ thuật.
B. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
C. Chính sách đối ngoại cởi mở của Mĩ
D. Kinh tế các nước phát triển
Câu 20. Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đánh dấu Chủ nghĩa xã hội
A. Vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới.
B. Bắt đầu hình thành trên thế giới và châu Âu.
C. Vượt ra khỏi phạm vi một nước.
D. Trở thành hệ thống thế giới.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Trực Ninh , để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!