ĐỀ BÀI:
SỞ GD&ĐT BẮC NINH | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 |
Câu 1: Pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của:
A. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động
B. Giai cấp trí thức.
C. Giai cấp nông dân.
D. Nhân dân lao động.
Câu 2: Dấu hiệu để khẳng định vi phạm pháp luật là?
A. Hành vi trái pháp luật do người có năng lực nhận thức thức hiện.
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Hành vi có lỗi.
D. Hành hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể.
Câu 3: Văn bản hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam:
A. Hiến pháp.
B. Bộ Luật Hình sự.
C. Quyết định của Thủ tướng Chủ tịch nước.
D. Nghị quyết của Quốc hội.
Câu 4: Quy phạm xã hội được áp dụng:
A. Trong một đơn vị, tổ chức chính trị xã hội.
B. Cho mọi tổ chức trên phạm vi cả nước
C. Trong nhiều đơn vị thực hiện giống nhau.
D. Cho mọi cá nhân trên phạm vi cả nước.
Câu 5: Trách nhiệm pháp lý được hiểu là:
A. Công việc cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi.
B. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
C. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải thực hiện.
D. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với nhà nước.
Câu 6: Người có hành vi không hợp pháp là người:
A. Làm những việc pháp luật quy định phải làm.
B. Làm những việc pháp luật cho phép làm.
C. Tự do làm những việc theo khả năng của mình.
D. Không làm những việc pháp luật cấm.
Câu 7: Lỗi theo quy định pháp luật có hai loại cơ bản:
A. Cố ý và cẩu thả.
B. Cố ý trực tiếp và gián tiếp.
C. Cố ý và vô ý.
D. Vô ý cẩu thả và vô ý do quá tự tin.
Câu 8: Nguyễn văn Quốc, đang bị khởi tố hình sự về tội danh buôn bán người. Anh Quốc có được hưởng quyền ứng cử hay không? Tại sao?
A. Có, vì công dân bình đẳng trước pháp luật.
B. Có, sau khi không điều tra anh sẽ được ứng cử.
C. Không, vì bị khởi tố có nghĩa là vi phạm pháp luật.
D. Không, vì đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 9: Pháp luật là:
A. Hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
B. Quy tắc xử sự bắt buộc chung.
C. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi công dân.
D. Quy tắc xử sự bắt buộc của một cộng đồng.
Câu 10: Chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật:
A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
C. Mọi cá nhân, cơ quan tổ chức thực hiện.
D. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.
Câu 11: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy định.
C. Tính dân tộc.
D. Tính hiện đại.
Câu 12: Mục đích nào không phải là tác dụng của trách nhiệm pháp lý:
A. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm.
B. Củng cố niềm tin của công dân ở tính nghiêm minh của pháp luật.
C. Trừng trị những người phạm tội.
D. Giáo dục, răn đe để những người khác tránh hoặc kiềm chế vi phạm pháp luật.
Câu 13: Người nào không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác và xã hội?
A. Không có hiểu biết về pháp luật
B. Không có năng lực trách nhiệm pháp lý
C. Cao tuổi, bị mắc bệnh.
D. Bị hạn chế về năng lực trách nhiệm pháp lý.
Câu 14: Nguyễn Văn Mạnh (13 tuổi) đánh người dẫn đến nạn nhân tử vong. Nguyễn văn Mạnh có vi phạm pháp luật không?
A. Có vi phạm vì gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
B. Có vi phạm vì đủ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Không vi phạm vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
D. Không vi phạm vì An đã bồi thường cho gia đình bị hại.
Câu 15: Hình thức phạt tù được áp dụng đối với:
A. Người vi phạm dân sự, vi phạm hành chính.
B. Người vi phạm hình sự.
C. Người phạm tội khi đủ 18 tuổi.
D. Bất kỳ người vi phạm pháp luật nào.
Câu 16: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được coi là:
A. Tù nhân.
B. Tội phạm.
C. Người phạm tội.
D. Bị cáo.
Câu 17: Trên đường đi học, do đi nhanh H lái xe đạp điện va vào ô tô của bác T đã bị hỏng gương và sơn xe. Hành vi của H thuộc loại vi phạm pháp luật gì, hình thức xử phạt như thế nào?
A. Vi phạm kỷ luật, cảnh cáo.
B. Vi phạm hình sự, phạt tiền.
C. Vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện của H.
D. Vi phạm dân sự, bồi thường thiệt hại về tài sản.
Câu 18: Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật:
A. Chỉ cần có một dấu hiệu.
B. Phải có đủ cả 3 dấu hiệu.
C. Chỉ cần có 4 dấu hiệu.
D. Chỉ cần có 2 dấu hiệu.
Câu 19: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Đủ 15 tuổi - 16 tuổi.
B. Đủ 14 tuổi - 18 tuổi.
C. Đủ 14 tuổi - 16 tuổi.
D. Từ 16 tuổi trở lên.
Câu 20: Nhà nước có quy định học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo sẽ được miễn, giảm các khoản học phí. Quy định này thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, nghĩa là:
A. Ai cũng được hưởng giống nhau.
B. Hoàn cảnh nào thì được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
C. Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ.
D. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi giữa HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 của trường THPT Lý Thái Tổ, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!